Trẻ con mới sinh ra là đã phải tiêm vắc xin để phòng các bệnh truyền nhiễm. Đây là điều mà chắc người nào làm mẹ rồi cũng biết. Những mũi vắc xin bắt buộc được thực hiện trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Nhờ có vắc xin mà có tương lai trẻ có thể tránh được rất nhiều bệnh nan y nguy hiểm.

Tuy nhiên, có nhiều người vẫn còn khá ‘lơ mơ’ vì nhiều khi chỉ biết cho bé đi tiêm thôi chứ không biết là vắc xin phòng bệnh nào hoặc thời gian phải tiêm vắc xin là độ tuổi nào.

Bởi vì, mỗi loại vắc xin còn cần được tiêm chủng vào đúng thời gian quy định đó mọi người, không được sai vì sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả phòng bệnh.

Vậy thì đâu là những bệnh truyền nhiễm, mức độ nguy hiểm của chúng thế nào mà trẻ phải tiêm khi còn nhỏ như vậy?

hình ảnh

Trẻ cần tiêm vắc xin đúng lịch để bảo vệ sức khỏe. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Theo thông tin báo chí đăng tải, có 14 loại bệnh truyền nhiễm trẻ cần được tiêm vắc xin từ nhỏ

+ Bại liệt:

Căn bệnh truyền nhiễm do virus bại liệt gây ra này có thể khiến người mắc qua đời. Virus bại liệt lây từ người sang người. Khi đi vào cơ thể, nó sẽ xâm nhập vào não, tủy sống rồi gây tê liệt ở người bệnh.

Sự ra đời của vắc xin phòng bại liệt chính là thứ giúp loại trừ căn bệnh này. Việc tiếp tục tiêm chủng giúp thế giới phòng tránh khỏi nguy cơ đáng tiếc về nhân mạng cũng như ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe.

Tuy nhiên bệnh này vẫn còn là mối đe dọa ở một số quốc gia. Do đó, việc tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ em rất quan trọng.

+ Uốn ván:

Uốn ván gây ra tình trạng cứng cơ và khớp hàm, có thể khiến người bệnh qua đời. Virus thường lây khi tiếp xúc với kim loại bị rỉ sét qua vết xước. Do đó, cha mẹ cần nhắc nhở con trẻ không tiếp xúc với kim loại tạo ra vết xước.

Hiện, vắc xin uốn ván được tiêm trong loại vắc xin tổng hợp với vắc xin phòng bạch hầu và ho gà.

+ Cúm:

Đây là căn bệnh đường hô hấp do virus cúm gây ra. Nó có thể gây nguy hiểm cho trẻ ở mọi lứa tuổi với triệu chứng ho, sốt, đau nhức, mệt mỏi, nôn mửa và tiêu chảy.

Ước tính, từ năm 2010 số trẻ dưới 5 tuổi phải nhập viện do cúm ở Mỹ là 7.000 – 26.000. Trong đó, trẻ em dưới 6 tháng tuổi có nhiều khả năng phải nhập viện hơn hẳn. Do đó, cách tốt nhất là mẹ nên tiêm phòng vắc xin cúm trong lúc mang thai để truyền kháng thể cho bé.

+ Viêm gan B:

Mỗi năm trên thế giới có khoảng 78.000 người qua đời do biến chứng của viêm gan B. Bệnh này lây qua đường máu hoặc chất dịch trong cơ thể.

Viêm gan B đặc biệt nguy hiểm với trẻ em do virus có thể lây từ mẹ sang con. Có 9/10 trường hợp trẻ bị nhiễm bệnh do lây từ mẹ sang. Do đó, cần tiêm vắc xin cho bé sau khi sinh.

+ Viêm gan A:

Viêm gan A cũng là một bệnh truyền nhiễm, lây qua tiếp xúc giữa người với người hoặc qua thực phẩm, nước uống bị ô nhiễm.

+ Rubella:

Căn bệnh này lây khi người bệnh ho hoặc hắt nơi và đặc biệt nguy hiểm với mẹ bầu và thai nhi. Bởi, nó có thể gây sảy thai và khiến bé qua đời ngay sau khi sinh. Ngoài ra, bé còn có thể bị dị tật thai nhi.

hình ảnh

Nên cho trẻ tiêm đúng lịch. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

+ Bệnh do vi khuẩn HIB gây ra:

HIB tên đầy đủ là Haemophilus influenzae type b. Nó có thể gây ra một số tổn thương nghiêm trọng với hệ miễn dịch của bé. Đặc biệt, HIB có thể gây tổn thương não, mất thính giác, thậm chí là qua đời. Nó rất nguy hiểm với trẻ dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, bệnh này không phổ biến và ít người biết đến. Tất cả là nhờ công lao của vắc xin.

Trước khi có vắc xin, mỗi năm có tới 20.000 trẻ em ở Mỹ phải chịu ảnh hưởng từ nó. Có 1/5 trẻ bị tổn thương não và mất thính giác. Ngay cả khi được điều trị thì vẫn có tỷ lệ 1/20 trẻ bị viêm màng não do HIB không thể qua khỏi.

+ Sởi:

Sởi rất dễ lây lan và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng với trẻ. Thậm chí, nếu người bệnh ở trong không gian đó rồi rời đi một lúc rồi bạn mới vào thì vẫn có nguy cơ lây nhiễm. Đây là căn bệnh rất phổ biến trên thế giới và những ai không tiêm phòng đều có khả năng mắc bệnh.

+ Ho gà:

Ho gà có khả năng lây lan nhanh và dễ khiến trẻ sơ sinh qua đời. Nó gây ra những cơn ho dữ dội, không kiểm soát dẫn tới khó thở. Với trẻ sơ sinh, ho gà có thể khiến bé ngừng thơ trước khi có triệu chứng ho.

Từ 2010, mỗi năm Mỹ có khoảng 15 -50.000 trẻ em bị ho gà. Do đó, vieemc tiêm vắc xin là cách duy nhất để bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh nguy hiểm này.

+ Bệnh do phế cầu khuẩn gây ra:

Phế cầu khuẩn Streptococcus pneumonia có thể dẫn tới nhiễm trùng tai, viêm xoang, viêm phổi thậm chí là viêm màng não ở trẻ. Mầm bệnh có thể xâm nhập vào tận não hay tủy sống nên rất nguy hiểm.

+ Bệnh do virus rota gây ra:

Virus rota rất dễ lây lan và có thể gây tiêu chẩy nhiều nước kèm nôn mửa, sốt, đau bụng. Bệnh thường gặp chủ yếu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh này có thể khiến trẻ bị mất nước nghiêm trọng và phải nhập viện. Thậm chí, nếu không được chăm sóc y tế cẩn thận, trẻ có thể qua đời.

+ Quai bị:

Quai bị thường có biểu hiện má phù và hàm căng do sưng tuyến nước bọt. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có biểu hiện sốt, nhức đầu, đau cơ và mệt mỏi.

Quai bị rất dễ lây và hiện vẫn chưa có thuốc điều trị. Nó có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của trẻ sau này nếu không được điều trị kịp thời. Tuy có vắc xin song quai bị vẫn là mối đe dọa hàng năm tại nước Mỹ. Những năm gần đây vẫn có những đợt bùng phát kéo dài.

+ Thủy đậu:

Thủy đậu gây phát ban, ngứa, nổi mụn nước và sốt. Những người mắc thủy đậu có thể bị nhiều mụn nước. Thủy đậu có thể ảnh hưởng tới sự sống của trẻ em, người lớn và cả những người có hệ miễn dịch yếu. Do đó, tốt nhất vẫn là nên tiêm vắc xin.

+ Bạch hầu:

Bạch hầu cũng là bệnh nguy hiểm và có thể khiến bé qua đời. Nó gây ra một lớp phủ dày phía sau mũi hay cổ họng khiến bệnh nhân khó thở, khó nuốt. Bạch hầu gây suy tim, liệt thậm chí là ‘rời đi nhân thế’.

Vào năm ngoái, nước ta cũng chứng kiến đợt bùng dịch bạch hầu ở khu vực Tây Nguyên và cũng đã có trường hợp trẻ qua đời do chưa tiêm chủng. Vì thế, tiêm phòng bạch hầu vô cùng quan trọng.

Ở trẻ có rất nhiều bệnh nguy hiểm cần tiêm vắc xin song không phải vắc xin tiêm lúc nào cũng được mà cần có thời gian nhất định. Vậy, lịch tiêm chủng cụ thể cho trẻ thế nào?

Các bác sĩ lưu ý: Đối với lịch 3 mũi thì tiêm sớm nhất vào lúc trẻ được 6 tuần tuổi. Sau đó, tiêm nhắc lại mũi thứ 2 sau ít nhất 1 tháng và mũi 3 sau ít nhất 6 tháng.

Còn với lịch 4 mũi thì tiêm mũi sớm nhất vào lúc 6 tuần tuổi. Mũi thứ 2 sau ít nhất 1 tháng, mũi thứ 3 sau mũi thứ 2 ít nhất 1 tháng và mũi thứ 4 sau mũi thứ 3 ít nhất 6 tháng.

hình ảnh

Lịch tiêm vắc xin cho bé. Ảnh: Internet

Đối với trẻ sơ sinh:

+ Tiêm vắc xin lão mũi 1

+ Viêm gan B mũi 1.

Hai loại vắc xin này cần tiêm ngay trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh. 

Khi trẻ được 1 tháng tuổi:

+ Tiêm nhắc lại mũi thứ 2 viêm gan B.

Trẻ được 6 tuần tuổi:

+ Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn mũi 1:

+ Viêm dạ dày ruột do virus rota liều 1.

Trẻ 2 tháng tuổi:

+ Tiêm vắc xin viêm gan B mũi 2 (mũi 4 tiêm nhắc lại sau 1 năm và mũi thứ 5 là sau 8 năm)

+ Vắc xin bạch cầu – ho gà- uốn ván – bại liệt mũi 1

+ Vắc xin viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do HIB mũi 1.

Trẻ 3 tháng tuổi:

+ Tiêm vắc xin bạch cầu – ho gà- uốn ván – bại liệt mũi thứ 2.

+ Tiêm vắc xin viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do HIB mũi 2.

+ Nhắc lại liều thứ 2 vắc xin viêm dạ dày ruột do virus rota.

Bé 4 tháng tuổi thì cần tiêm:

+ Vắc xin bạch cầu – ho gà- uốn ván – bại liệt mũi thứ 3 (sau 1 năm thì tiêm nhắc lại mũi 4).

+ Vắc xin viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi do HIB mũi thứ 3 (sau 1 năm tiêm mũi thứ 4).

+ Vắc xin viêm dạ dày ruột do virus rota thứ 3. Đặc biệt, với vắc xin viêm dạ dày ruột do virus rota cần hoàn thành trước 7,5 tháng tuổi là nên uống vắc xin của Việt Nam là tốt nhất.

Với bé từ 6 tháng tuổi:

+ Tiêm vắc xin cúm mũi 1 (mũi 2 tiêm sau mũi 1 một tháng, sau đó tiêm nhắc lại vào đầu mùa cúm mỗi năm là cuối tháng 9, đầu tháng 10).

Trẻ từ 9 tháng trở lên:

+ Tiêm vắc xin sởi – quai bị -rubella mũi 1. (Nếu tiêm vắc xin này lúc 9 – 11 tháng tuổi thì mũi 2 tiêm sau 6 tháng và mũi 3 sau 3 – 5 năm. Còn nếu tiêm mũi 1 khi bé trên 1 tuổi thì mũi 2 sau 4 năm. Ngoài ra, có thể tiêm vắc xin đơn hoặc vắc xin sởi – quai bị - rubella hặc sởi – rubella).

Với những bé từ 12 tháng tuổi trở lên:

+ Tiến hành tiêm mũi 1 thủy đậu (trẻ từ 12 tháng đến dưới 12 tuổi nên tiêm nhắc lại sau 4 năm. Còn trẻ từ 12 tuổi trở lên tiêm 2 mũi cách nhau 6 – 8 tuần).

+ Vắc xin viêm gan A mũi 1 (mũi 2 tiêm nhắc lại sau 6 – 12 tháng).

+ Vắc xin sởi – quai bị - rubella nhắc lại.

+ Tiêm mũi 1 viêm não Nhật Bản (mũi 2 tiêm cách đó từ 1 – 2 tuần, mũi 3 cách mũi 2 sau 1 năm, sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần cho tới khi 15 tuổi).

Trẻ từ 24 tháng tuổi trở lên:

+ Tiêm vắc xin viêm phế quản, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm tai giữa mũi 1 (mũi 2 tiêm nhắc lại sau 5 năm).

+ Vắc xin xin viêm màng não mủ và nhiễm trùng huyết do vi khuẩn não mô cầu mũi 1 (mũi 2 tiêm nhắc lại theo chỉ định dịch tễ).

+ Vắc xin thương hàn mũi 1 (sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần).

+ Vắc xin phòng bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn của Pháp hoặc ngậm vắc xin Immubron.

Bé gái từ 9 tuổi:

+ Tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung và sùi gà hậu môn, bệnh sinh dục do virus HPV mũi 1 (mũi 2 tiêm cách đó 1 – 2 tháng, mũi 3 sau mũi 2 từ 4 – 5 tháng).

Đây là toàn bộ những kiến thức liên quan tới tiêm vắc xin cho trẻ mà mình tham khảo được trên báo nên chia sẻ lại với mọi người. Các bậc phụ huynh nên biết để cho con đi tiêm đúng lịch nhé. Vì có những loại vắc xin nếu tiêm sau thời gian khuyến cáo thì có khi hiệu quả không cao đâu.

Nguồn: Tổng hợp