Phụ nữ mỗi lần sinh con là một lần mạo hiểm các mẹ nhỉ. Em còn nhớ hồi năm 2012, khi chị gái em đi sinh con. Chị em sinh mổ do mẹ chồng chị bảo là mổ chọn ngày chọn giờ để số đứa trẻ sau này sướng các kiểu. Lúc nghe tới chuyện này, mẹ em không đồng ý nhưng cũng chẳng tiện nói gì vì chị gái em cũng nghe lời chồng với mẹ chồng, đồng ý sinh mổ hợp ngày giờ. Hôm đấy sau khi mổ xong, y tá đẩy chị ra ngoài, chị rét run chẳng nói được gì nữa. Sau đó, bố em thấy chị bỗng nhiên tím tái nên vội vàng tìm chăn rồi gọi bác sĩ. Bác sĩ vội vàng chạy tới đưa chị vào phòng cấp cứu, sau đó có bảo may mà được phát hiện kịp thời. Vậy mới thấy phụ nữ khi đi sinh con nguy hiểm thế nào, bất kể là sinh thường hay sinh mổ cũng đều tiềm ẩn nguy cơ cả.

Mới nãy thôi, em đọc báo thấy người ta đưa tin về trường hợp một sản phụ ở Hòa Bình qua đời đấy. Thật khủng khiếp.

Sản phụ qua đời bất thường ngay sau sinh mổ, Sở Y tế Hòa Bình yêu cầu làm rõ

Ngày 19/4, cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình đang điều tra nguyên nhân dẫn tới sự việc sản phụ C.T.P (SN 1988, ở Phố Sấu, xã Lạc thịnh, huyện Yên Thủy).

hình ảnh

Chị P qua đời khi vừa sinh xong bé thứ 4. Ảnh: Internet

Chỉ đạo của Sở Y tế tỉnh Hòa Bình yêu cầu Trung tâm Y tế huyện phải báo cáo tình hình, diễn biến, xử trí ca tử vong ngay trong ngày 19/4, đồng thời thành lập hồi đồng chuyên môn để kiểm thảo tử vong theo đúng quy định và rà soát lại tất cả quy trình chuyên môn đã thực hiện trên người bệnh để phát hiện sai sót nếu có.

Theo đó, sản phụ P qua đời lúc hơn 2h ngày 18/4 tại Trung tâm Y tế huyện Yên Thủy. Chị P nhập viện ngày 16/4 và đang mang thai lần thứ 4, tuổi thai ở tuần 40.  Ngày 17/4, sản phụ được cán bộ Trung tâm y tế hội chẩn và chỉ định mổ lấy thai. Đứa trẻ ra đời nặng 3,4kg, các chỉ số sinh tồn ổn định. Sau mổ, chị P bị tê nhẹ 2 chân, huyết áp ổn định, kịp trực có theo dõi và chăm sóc tiếp. Sau đó, vì bị đau nên sản phụ được kíp trực truyền dịch NatriClorid 9% x 500ml, Glucose5% x 1000ml, tiêm kháng sinh Ama-Power 1.5g x 02 lọ chia 2 lần, tiêm giảm đau Diclofenac 75mg x 01 ống. 

hình ảnh

Trung tâm Y tế huyện yên Thủy - nơi xảy ra sự việc. Ảnh: Internet

Khoảng 0h ngày 18/4, người nhà sản phụ thông báo sản phụ đau vết mổ. Kíp trực xử lý tiêm bắp giảm đau bằng thuốc Diclofenac 75mg. 30 phút sau, sản phụ đỡ đau nhưng tới 2h cùng ngày, gia đình thông báo tới kíp trực rằng sản phụ nằm im, da tái nhợt, sùi bọt mép. Khi tới giường, kíp trực thấy sản phụ đã hôn mê, đổng tử giãn đều 2 bên 4mm nên đã khẩn trương làm cấp cứu. Thế nhưng sản phụ đã 'đi' ngay sau đó.

Đại diện gia đình chị P, anh Nguyễn Ngọc Quân (SN 1983, chồng chị P) chia sẻ: ‘Tôi thấy họ cấp cứu lấy lệ vì dụng cụ rất thô sơ’. Sau đó, một bác sĩ gọi anh Quân tới phòng hành chính và thông báo vợ anh đã mất. Anh hỏi nguyên nhân nhưng bác sĩ nói không biết. Đồng thời nói rằng muốn thỏa thuận với anh bằng tiền khiến anh vô cùng bức xúc. 

Ông Ngô Quốc Khánh (74t, ở Hàng Trạm, Yên Thủy) là họ hàng có mặt trong đêm đó chia sẻ: Khi sự việc xảy ra, bác sĩ Tiến (GĐ gọi ra thảo luận, gia đình thì có xe đưa về, không có thì bệnh viện đưa về và sẽ hỗ trợ 100 triệu đồng. Tuy nhiên, gia đình không nhất trí và báo cáo cơ quan chức năng.

hình ảnh

Anh Quân vô cùng bức xúc vì bệnh viện nói muốn dùng tiền để thỏa thuận. Ảnh: Internet

Nhiều người vẫn nghĩ đẻ mổ là sướng, thực ra có những tai biến đáng sợ có thể xảy ra trong quá trình mổ lấy thai, nguy hiểm cho cả 2 mẹ con:

Một nghiên cứu từ BV Phụ sản Trung ương cho thấy: hiện nay, tỷ lệ thai phụ đăng ký mổ lấy thai khá cao và đang có xu hướng gia tăng ở Việt Nam. Các chuyên gia cho biết: mặc dù mổ lấy thai có thể cứu được tính mạng của mẹ và bé trong một số tình huống cấp cứu. Thế nhưng khi tỷ lệ mổ lấy thai gia tăng nhưng tỷ lệ bệnh tật và tỷ lệ tử vong của mẹ và bé lại không hề giảm.

Trong khi đó, những biến chứng liên quan tới mổ lấy thai lại đang có dấu hiệu gia tăng. Theo thông tin từ nghiên cứu này, tại BV Phụ sản TƯ, nếu những năm 60, tỷ lệ mổ lấy thai chỉ 9% thì đến năm 2015 đã tăng lên gần 40%, đến 2017 là 50%.

Nói về vấn đề này, PGS. TS Trần Danh Cường (GĐ Bệnh viện Phụ sản TƯ) cho biết: Hiện nay, Việt Nam chưa có thống kê chính thức, cụ thể về tỷ lệ mổ lấy thai. Ở mỗi bệnh viện lại có con số khác nhau, có nơi lenen tới 60 nhưng tính trung bình lại chưa tới. Như ở TP. HCM, tỷ lệ này khoảng 30%, BV Phụ sản TƯ thì lên tới tầm 50%.

Xin được mổ lấy thai không phải là sẽ hoàn toàn loại bỏ được các yếu tố nguy cơ. Bởi khi sinh mổ, mẹ vẫn có thể gặp rất nhiều rủi ro như:

Khi mổ thì mẹ có thể gặp nhiều rủi ro như:

+ Nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi, nhiễm trùng ối gây viêm phúc mạc có thể dẫn tới cắt tử cung trong thời gian hậu phẫu.

+ Tai biến do phẫu thuật như chạm phải cơ quang lân cận như bàng quang, ruột, khâu phải niệu quản, rò bàng quang - âm đạo.

+ Xuất huyết nhiều, băng huyết do chạm phải động mạch tử cung, đờ tử cung tăng nhiều hơn khi gây tê, mê để mổ, chảy máu do rách thêm đoạn dưới. 

+ Liệt ruột, bung vết mổ, thoát vị thành bụng, xuất huyết nội, tắc tĩnh mạch, huyết khối.

+ Có thể gây tử vong.

+ Một số tai biến do gây mê - hồi sức như tụt huyết áp, nhức đầu sau mổ, phản ứng thuốc. 

+ Bên cạnh đó, sản phụ cũng có thể bị dính ruột, tắc ruột, tắc ống dẫn trứng gây vô sinh thức phát, lạc nội mạc tử cung.

+ Sẹo trên thân tử cung có thể bị nứt trong những lần sau có thai sau (nứt khi chưa vào chuyển dạ hoặc khi đã vào chuyển dạ). Ngoài ra, trong những lần sau mang thai có khả năng sẽ phải mổ lại tăng và nếu sinh ngã âm đạo phải giúp sinh bằng giác hút hoặc forceps.

Không chỉ mẹ mà đứa trẻ cũng có thể gặp nguy hiểm khi mẹ sinh mổ như:

+ Em bé có thể ảnh hưởng bởi thuốc mê, bị chạm thương trong khi phẫu thuật, hít phải nước ối, đặc biệt nước ối có phân su.

+ Tỷ lệ trẻ sơ sinh bị suy hô hấp nặng đe dọa tính mạng do sinh mổ do sự can thiệp khi mẹ chưa chuyển dạ, nhất là trẻ được can thiệp sinh mổ trong thời kỳ thai gần đủ tháng. Nguyên nhân là do bệnh viêm màng trong gấp 13 lần so với trẻ sinh bình thường ở tuần 38 và 30 lần ở tuần 39, tình trạng ứ đọng dịch phế nang và thể tích trong lồng ngực  giảm 50% so với trẻ sinh bình thường, cao huyết áp phổi gấp 5 lần trẻ sơ sinh so với trẻ sinh bình thường.

+ Mổ lấy thai cũng làm gia tăng nguy cơ trẻ qua đời khi sinh ở lần sinh con tiếp theo.

Nguồn: tổng hợp