Trước giờ chúng ta vẫn nghĩ rằng sau khi khỏi bệnh thì cơ thể sẽ sinh ra miễn dịch. Và trong khoảng thời gian nhất định thì nguy cơ tái nhiễm rất thấp. Chúng ta chỉ bị tái nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh ở thời điểm miễn dịch suy yếu, sắp không còn nữa.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của các dòng phụ thuộc biến chủng Omicron đặc biệt là BA.5 khiến tỷ lệ người bị tái nhiễm tăng lên. Số người mắc lần 2, lần 3 nhiều hơn hẳn.

Đây là những thông tin mà tờ Zing đã đưa tin ấy các mẹ. Trong các bài báo cũng nhắc tới thời gian tái nhiễm ngắn lại và sự nguy hiểm của việc tái nhiễm. Còn cụ thể thế nào thì mình sẽ chia sẻ ở bên dưới, các mẹ xem nhé.

hình ảnh

Biến thể BA.5 đang bùng phát nhanh. Ảnh minh họa, nguồn: news

Tỷ lệ người bị tái nhiễm gia tăng nhưng sau bao lâu khi khỏi là sẽ tái phát?

Nhiều nghiên cứu mới cho thấy tỷ lệ tái nhiễm đang tăng lên. Theo công ty cung cấp dữ liệu Helix của Mỹ, trong gần 300.000 trường hợp nhiễm bệnh từ tháng 3/2022, tỷ lệ tái nhiễm gần như tăng gấp đôi lên 6,4% khi làn sóng BA.5 xuất hiện vào tháng 7. Trong khi đó, con số này trong tháng 5 là 3,6%.

Dữ liệu Heilix cho thấy: Hầu hết các ca tái nhiễm vào tháng 7 đều xảy ra ở những người đã mắc covy lần 1 vào năm 2021. Các chuyên gia dự đoán, tỷ lệ tái mắc vẫn sẽ tăng do 2 nguyên nhân: Biến thể BA.5 dễ lây lan và hầu hết người dân đã mắc covy ít nhất 1 lần.

Đầu đại dịch, tốc độ của các chủng như Delta bị thay thế không nhanh nên những người mắc bệnh có một số biện pháp bảo vệ chống lại tái nhiễm trong vài tháng. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, các chủng mới lần lượt quét qua các nước. Do đó, những người từng mắc biến chúng trước Omicron vào mùa xuân trở về trước dễ tái mắc chủng khác đang lây lan vào mùa hè hoặc mùa thu này.

Các chuyên gia cũng đã đưa ra những câu trả lời khác nhau về vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn khi nhiều quốc gia, nhiều người ngừng xét nghiệm.

Một số quan điểm cho rằng, cơ hội tái mắc sẽ cao hơn nếu ai đó đã bị nhiễm virus hoặc tiêm vắc xin trước năm 2022. Bà Shishi Luo (PGĐ Tin sinh học và bệnh truyền nhiễm tại Helix) cho thấy: Trung bình những người đang bị tái mắc là người đã nhiễm khoảng 9 tháng trước.

Vậy có phải những người mới nhiễm vài tháng gần đây sẽ không nhiễm lại trong mùa hè hoặc mùa thu này? Câu trả lời cũng không thống nhất. Một nghiên cứu mới cho rằng: Nhiễm omicron trước đó có thể cung cấp một số biện pháp bảo vệ khỏi BA.5.

TS. Michael Daignault (Trung tâm Y tế Providence Saint Joseph ở Burbank, California, Mỹ) cho hay: Về cơ bản, bạn có nguy cơ tái nhiễm cao gấp 7 lần nếu trước đó bạn nhiễm chủng khác ngoài omicron. Khả năng miễn dịch từ 1 lần nhiễm omicron thực sự bảo vệ bạn khỏi các dòng phụ khác của nó ở mức độ nào đó, nhưng không chắc chắn là 100%.

Một nghiên cứu của nhóm chuyên gia Đan Mạch đưa ra vào hồi tháng 7 cho thấy: Khả năng bảo vệ của những người tiêm 3 mũi vắc xin mới biến chủng BA.5 là khá cao. ‘Tôi trẻ, khỏe mạnh và đã được tiêm phòng 3 mũi mới nhiễm. Tôi cảm thấy mình được bảo vệ tốt’, Daignault cho hay.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khác tin rằng nguy cơ tái nhiễm của mỗi người một khác. Ở một số vùng, các trường hợp tái nhiễm được báo cáo sớm nhất là 1 tháng sau khỏi.

TS. Mary Jo Trepka (Đại học Quốc tế Florida) nói rằng: Một số người cao tuổi có thể rơi vào tình huống này. ‘Nguy cơ tái mắc của bạn có thể phụ thuộc vào việc bạn đã được tiêm phòng chưa, có tiêm mũi nhắc lại không, lần nhiễm trước thế nào, cách đây bao lâu. Bởi, khả năng miễn dịch có xu hướng suy yếu theo thời gian. Nó cũng có thể phụ thuộc vào độ tuổi cũng như tình trạng sức khỏe cơ bản của bạn’, bà nói.

Bà nhấn mạnh: Ngay cả khi đã nhiễm gần đây thì cũng không thể đảm bảo rằng chúng ta không bị tái nhiễm trong thời gian ngắn.

hình ảnh

Tỷ lệ người tái nhiễm tăng lên. Ảnh minh họa, nguồn: thaipost

Tái nhiễm covy ảnh hưởng tới sức khỏe thế nào?

Thực tế, điều này vẫn là câu hỏi chưa có đáp án. Nhiều nghiên cứu công bố về mức độ nguy hiểm của lần mắc thứ 2, thứ 3. Tuy nhiên, nó có những điểm mâu thuẫn với nhau.

Nghiên cứu của Mỹ với 39.000 người cái tiễm từ Bộ Cựu Chiến binh cho thấy: Tái nhiễm làm tăng nguy cơ không qua khỏi đến tử mọi nguyên nhân và các kết quả có hại cho sức khỏe.

TS. Nirvana Luckraj (GĐ Y tế của Healthdirect Australia) thì nói rằng: Các nghiên cứu đang chỉ ra tái nhiễm có nguy cơ gây hại cho sức khỏe cao hơn, nhất là với những người vốn có nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe. Nó cũng kéo theo những vấn đề hậ covy. Bạn có thể nhiễm biến chủng mới khiến trải nghiệm mắc covy hoàn toàn khác và quá trình hồi phục khó hơn, lâu hơn.

Tuy nhiên, nhà dịch tễ học John Ioannidis (Đại học Stanford) lại cho biết: Dường như tác động sức khỏe của người tái nhiễm ít nghiêm trọng hơn. Nguy cơ nhập viện thấp hơn 4 lần còn nguy cơ không qua khỏi thấp hơn 10 lần so với lần mắc đầu.

Đây là những thông tin mà mình đã tìm hiểu được thông qua báo chí chính thống. Bây giờ, tại Việt Nam số ca nhiễm cũng đang có dấu hiệu tăng trở lại. Do đó, kể cả tái nhiễm có nghiêm trọng hơn lần đầu không thì cũng cần cố gắng bảo vệ bản thân, không dính lại lần nữa là tốt nhất, một lần là quá đủ rồi.