Cùng là mắc bệnh K mà mỗi người một kiểu nhỉ các mẹ. Trong họ nhà mình có chú với cô đều bị K (cùng là K đại trực tràng). Cả hai đều đi viện điều trị và cho kết quả khả quan, đã được bác sĩ cho về, nói chung được hiểu là chữa ổn rồi đấy. 

Trong khi cô mình thì sau khi về vẫn khỏe mạnh, sinh hoạt bình thường, còn đi cấy đi gặt lúa được thì chú mình lại khác. Sau khi về được chừng hai tháng thì chú xuất hiện dấu hiệu bệnh trở lại. Bởi vậy, con cái mới cho đi viện kiểm tra thì bác sĩ bảo bệnh tái phát rồi. Nghe mà ai cũng giật mình vì không ngờ nó nhanh thế. Thậm chí, vì không tin tưởng nên còn cho ra viện đầu ngành ngoài Hà Nội kiểm tra luôn, kết quả vẫn chẳng khác gì. Đi mấy nơi kiểm tra, cho kết quả đều giống nhau nên gia đình cũng buộc phải chấp nhận. 

hình ảnh

Bệnh nhân có khối u. Ảnh minh họa, nguồn: Sina

Hôm qua, trong lúc đang ngồi lướt báo thì mình thấy có bài báo viết về vấn đề này. Mình chia sẻ toàn bộ nội dung ở bên dưới. Các mẹ xem có thấy đúng không nha. Ngoài những nguyên nhân mà bài báo đưa ra thì các mẹ thấy có còn lý do nào nữa không ạ? Cho mình biết với nhé. 

Tế bào K còn sót lại

Tờ Very Well Health (Mỹ) cho hay: Chỉ cần một vài tế bào K còn sót lại trong quá trình điều trị thì khối u sẽ phát triển trở lại. Nguyên nhân dẫn tới việc sót lại vài tế bào sau điều trị có thể do chủ quan cũng có thể do khách quan, rất khó có thể dự đoán trước. 

Phẫu thuật và xạ trị là phương pháp điều trị tại chỗ. Do đó, chúng không thể điều trị các tế bào đã vượt ra ngoài vùng điều trị. Hơn nữa, xạ trị cũng không thể tiêu diệt được tất cả tế bào K. Vì thế, một số tế bào K có thể tự phục hồi sau điều trị. 

Mặt khác, ngay cả khi bệnh nhân đã được bác sĩ khẳng định là điều trị khỏi, không còn thấy khối u nào nữa thì một số tế bào K cũng có thể đã lây lan qua hệ thống hạch bạch huyết. Sau đó, chúng di chuyển đến các mô lân cận qua đường máu của cơ thể. 

Tế bào K di căn

Khi cơ thể xuất hiện tế bào K, chúng tiếp tục lây lan và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, việc điều trị khối u cũng ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể người bệnh. Vả lại, sức đề kháng của cơ thể mỗi người cũng không giống nhau. Do đó, khả năng chống lại khối u cũng khác nhau.

Chính vì vậy, khối u hoàn toàn có điều kiện để phát triển trong âm thầm. Sau đó, chúng sẽ chờ cơ hội và tiến hành di căn đến các cơ quan lân cận. Đó cũng là lý do vì sao mà có những người bị K phổi rồi lại di căn sang gan, dạ dày... Đây cũng là lúc mà người bệnh bị tái phát bệnh.

hình ảnh

Người đàn ông bị K. Ảnh minh họa, nguồn: Yangsheng.eastday

Sự suy giảm hệ miễn dịch

Khi khối u xuất hiện trong cơ thể, chúng sẽ ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, bộ phận khác, lấy mất nguồn dinh dưỡng của cơ thể. Do đó, hệ miễn dịch dần yếu đi, khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể ngày càng kém. Một khi hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi, khối u hoàn toàn có thể 'bành chướng' và gây ra nhiều hệ lụy cho cơ thể. Trong đó có nguy cơ tái phát bệnh.

Đặc biệt, nếu khối u trong cơ thể chưa được tiêu diệt tận gốc thì nguy cơ sẽ cao hơn. Bởi, lúc này, cơ thể không còn đủ khả năng để tiêu diệt hay chống lại chúng nữa. Đó là lý do vì sao mà nhiều người sau khi điều trị lại tái phát bệnh chỉ trong thời gian ngắn.

Ngoài ra, lối sống hay chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự tái phát bệnh tật. Một chế độ dinh dưỡng không đủ, lối sống không lành mạnh, thiếu khoa học đều khiến hệ miễn dịch suy yếu. Đây cũng là những yếu tố góp phần không nhỏ gây ra tình trạng khối u tái phát. Đã có không ít trường hợp bệnh nhân bị K tái lại, tốc độ phát triển của khối u còn nhanh hơn trước mà căn nguyên đều bắt đầu từ việc ăn uống và thói quen sinh hoạt. 

Đây là những thông tin liên quan mà mình thấy báo chí đã đăng tải. Bây giờ, người bị bệnh hiểm nghèo rất nhiều nên những thông tin như thế này ai cũng nên nắm rõ đấy các mẹ.