Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý đặc biệt mà chị em phụ nữ đều phải trải qua. Không nói đến người khác mà chỉ trong gia đình em thôi, mỗi người đều có một chu kỳ kinh nguyệt khác nhau. Em thì "bị" khá đều, chu kỳ kinh nguyệt thường là 27 ngày nhưng mẹ em thì phải 32 ngày, còn đứa em gái có tháng kéo dài tới 35 ngày.


Mới đây, em cũng có lên mạng tìm hiểu về sự khác biệt này và muốn xem nó có gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe không thì cũng biết được khá nhiều thông tin hữu ích.


Các chị cũng tự tính chu kỳ kinh nguyệt đi rồi vào đây xem ngay đi nhé!


webtretho


Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)


Chu kỳ kinh nguyệt như thế nào là bình thường?



Chu kỳ kinh nguyệt được tính từngày đầu tiên xuất hiện đến khi bắt đầu ngày đầu của chu kỳ tiếp theo. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường là từ 28- 30 ngày. Độ dài chu kỳ bình thường từ 3 - 5 ngày, hoặc 3 - 7 ngày.


Sự khác biệt của chu kỳ kinh nguyệt sau 22 ngày và sau 35 ngày



Theo các bác sĩ,chu kỳ kinh nguyệt sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe sinh sản người phụ nữ.


1. Xác suất sinh nở khác nhau


Đối với chị em phụ nữ có kinh nguyệt đều đặn thì khả năng thụ thai sẽ "nhạy" hơn và khi sinh con cũng dễ dàng hơn. Trong mỗi chu kỳ, cơ thể sẽ rụng trứng một lần, do đó, người có chu kỳ càng ngắn thì khả năng thụ thai sẽ càng cao, còn chu kỳ kéo dài thì sẽ khó hơn.


2. Tỷ lệ nang trứng trưởng thành với tốc độ khác nhau


Các nang trứng của phụ nữ sẽ liên tục phát triển và khi trưởng thành sẽ trở thành trứng. Trứng rụng mỗi tháng 1 lần và nếu gặp t.inh tr.ùng thì sẽ mang thai. Người có chu kỳ sau 22 ngày thường có nang trứng trưởng thành nhanh hơn. Nếu sau 35 ngày mới có kinh thì chứng tỏ nang trứng đang phát triển chậm.


3. Thời gian mãn kinh khác nhau


Trung bình, người phụ nữ sẽ rụng từ 400 - 500 trứng trong suốt cuộc đời của họ. Theo đó, mỗi người phải trải qua từ 400 - 500 chu kỳ kinh nguyệt. Kỳ kinh ngắn chứng tỏ trứng rụng nhanh nên một số người có kinh nguyệt sớm sau 15 ngày thì chứng tỏ đã rụng 2 trứng/tháng, vì vậy thời kỳ mãn kinh sẽ tới sớm hơn.


Tóm lại, người có kinh nguyệt sau 22 ngày sẽ bước vào kỳ mãn kinh sớm hơn người có kinh nguyệt sau 35 ngày.


webtretho


Ảnh: Internet


Những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm



Chu kỳ kinh nguyệt dù dài hay ngắn thì điều quan trọng nhất vẫn là sự ổn định. Tuy nhiên, nếu thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình xuất hiện những "cảnh báo" sau thì cần phải đi tới gặp bác sĩ ngay lập tức.


- Rong kinh: Kinh nguyệt ra nhiều bất thường, kéo dài ngày hơn trước đây, thậm chí quá 10 ngày là rất nguy hiểm


- Rong huyết: Rong kinh kéo dài trên 15 ngày sẽ trở thành rong huyết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người phụ nữ.


- Cường kinh: Lượng máu kinh vừa ra nhiều vừa kéo dài nhiều ngày gây mất máu, chóng mặt, cơ thể yếu...


- Thiểu kinh: Số lượng máu kinh ra quá ít và chỉ 1 - 2 ngày hoặc tháng đó không có kinh dù không mang thai.


Nguồn: Tổng hợp