Hồi còn bé bé, em nhớ mỗi lần bị nóng trong sinh nhiệt miệng với phát mụn, nhọt là mẹ với bà nội hay lấy râu ngô nấu lên lấy nước uống. Giờ lớn rồi thỉnh thoảng em vẫn nhờ mẹ lấy râu ngô mang ra ngoài này cho uống. Nhiều người thấy em uống râu ngô thì có vẻ rất lạ lẫm, toàn hỏi uống làm gì, sao lại uống râu ngô. Hôm nọ, trong topic mẹ kia bảo nên uống nước gì mà an toàn cho cả mẹ với em bé, em bảo uống nước râu ngô đi. Sau đó thì có khá nhiều mẹ hỏi em công dụng với cả cách nấu như nào nên hôm nay em chia sẻ lại một lượt trong bài này các mẹ nhé.


webtretho



Trong râu ngô có chất gì?


Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), y học cổ truyền cho rằng nức râu ngô là một loại nước rất lành tính, thích hợp dùng cho tất cả mọi người, kể cả trẻ em, phụ nữ mang thai và người già.



Trong râu ngô có chứa vitamin K, vitamin A, vitamin nhóm B, C cùng chất đắng, tinh dầu, dầu béo và các nguyên tố vi lượng khác. Vì vậy, khi uống nước râu ngô chúng ta thường thấy nó hơi ngọt ngọt.


Nước râu ngô rất tốt cho cơ thể, nó có thể làm tăng lượng bài tiết mật, hạ đường huyết… Uống nước râu ngô hàng ngày còn phòng được rất nhiều bệnh tật nữa đấy.


Tác dụng của râu ngô


+ Chống oxy hóa:


Trong râu ngô có chứa nhiều vitamin A, B1, B2, B6, vitamin K, vitamin C… Đây đều là những chất có khả năng chống lại quá trình lão hóa, giúp kéo dài tuổi thọ. Đồng thời, những chất này còn có khả năng tăng cường sức đề kháng của cơ thể nữa.


+ Thanh nhiệt, giải độc cơ thể



Nếu uống nước râu ngô thường xuyên thì mọi người đều có thể cảm nhận thấy khả năng thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Các loại vitamin và nguyên tố vi lượng có khả năng kích thích loại bỏ độc tố trong cơ thể. Đồng thời, những chất này còn giúp tăng cường chức năng gan giúp gan hoạt động tốt hơn. Nhờ đó có thể dễ dàng bài trừ độc tố trong cơ thể ra ngoài. Hơn nữa, khi gan khỏe mạnh thì còn phòng ngừa được bệnh gan nhiễm mỡ nữa.



+ Trị chứng xuất huyết


Nước râu ngô hoàn toàn có khả năng làm giảm tình trạng bang huyết ở sản phụ, chảy máu chân răng, xuất huyết tử cung, chảy máu niêm mạc…. Mọi người có thể dùng nước râu ngô phơi khô hoặc nước râu ngô tươi đều được.



webtretho


+ Chữa sỏi thận, bệnh đường tiết niệu


Râu ngô có tính chất khử trùng, lợi tiểu nên rất tốt trong việc khử trùng đường tiết niệu. Dùng nước râu ngô uống hàng ngày có thể làm dịu cơn khó chịu và ngăn ngừa các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển.



Không chỉ thế, những người bị sỏi thận hay sỏi bang quang có thể dùng râu ngô để bào mòn viên sỏi. Đó là do trong râu ngô có chứa urat, photphat, carbonat. Những chất này có khả năng khiến viên sỏi mòn và tan ra để thải ra ngoài qua hệ bài tiết. Ngoài ra, những chất này còn có thể nagwn chặn chứng đi tiểu dắt của người bị phì đại tuyến tiền liệt.



+ Điều chỉnh huyết áp:


Với những người bị cao huyết áp thì râu ngô được xem là một thực phẩm an toàn, có công dụng điều chỉnh huyết áp hiệu quả. Do trong râu ngô có chứa flavonoid. Chất này có khả năng cải thiện tuần hoàn và điều chỉnh huyết áp. Hơn nữa, râu ngô cũng có thể kiểm soát natri trong cơ thể, giảm nguy cơ tăng huyết áp.


Cách nấu nước râu ngô


Mọi người có thể nấu nước râu ngô bằng cách:


+ Lấy râu ngô mang rửa sạch hoặc băm nhỏ, cho vào nồi đun với nước như bình thường, tới khi sôi thì ngưng lại, lấy nước đó uống hàng ngày.


+ Mọi người có thể dùng râu ngô phơi khô lên hoặc râu ngô tươi đều được.



+ Ngoài ra, mọi người cũng có thể dùng râu ngô nguyên trong bắp rồi luộc như bình thường.


+ Mọi người chỉ nên uống vào sáng và trưa, không nên uống vào tối. Bởi, râu ngô có tính lợi tiểu, nếu uống vào tối sẽ gây ra tình trạng đi tiểu đêm, ảnh hưởng tới giấc ngủ.