Từ hôm bùng phát dịch đến nay, hầu như ai cũng sống trong lo âu. Nhà mình còn có người sống ở khu Biên Hòa, Đồng Nai nữa chứ. Ngày nào bố mẹ mình gọi điện hỏi thăm tình hình của anh chị thế nào. Đã thế, nhà bà ý còn có hai đứa con nhỏ chứ. Mà đợt này khả năng lây lan của dịch bệnh nhanh hơn lần trước. Tuy nhiên, độc lực của nó không mạnh lên. Mặc dù hiện tại Việt Nam đã ghi nhận 8 ca qua đời vì n.CoV nhưng điều đó không có nghĩa là virus mạnh lên đâu các mẹ. Các chuyên gia nói thế trên báo đấy.

Vậy nên các mẹ cứ bình tĩnh, có ý thức bảo vệ bản thân và đặt niềm tin vào cơ quan chức năng nha. Sóng gió nào rồi cũng qua đi thôi nè.

Những ca t.ử vong ở Đà Nẵng không phản ánh độc lực của n.CoV

Tính tới sáng nay (5/8) Việt Nam đã ghi nhận 672 ca nhiễm n.CoV. Trong đó đã có 8 trường hợp không thể qua khỏi. Ngoài ra, theo các bác sĩ, hiện tại có 11 bệnh nhân đang trong tình trạng rất nặng, nguy kịch. Trong đó có 7 người phải thở máy xâm nhập và hồi sức tích cực, 4 người phải dùng ECMO.

Theo công bố từ Bộ Y tế, đến nay Việt Nam đã chữa khỏi cho 378 ca (chiếm 60%), 8 ca t.ử vong (chiếm 1%). Trong đó có 23% các ca nhiễm không hề có biểu hiện lâm sàng.

hình ảnh

BS.  Nguyễn Trung Cấp. Ảnh:Internet

PGS. TS Lương Ngọc Khuê (Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh – Bộ Y tế) nhận định: Hiện nay, nhiều bệnh nhân nhiễm n.CoV đang có diễn biến nặng với nhiều bệnh nền mãn tính, tuổi tác lại cao. Đặc biệt, những người này đã có thời gian nằm điều trị tại các khoa Hồi sức cấp cứu, phải lọc máu lâu ngày.

Ông Khuê cho biết thêm: Những bệnh nhân này đã bị suy cơ quan nội tạng trong quá trình điều trị trước đây. Vì vậy, hệ miễn dịch và sức đề kháng của họ rất yếu. Có những người bị suy thận mãn tính đã phải chạy thận chu kỳ trên 10 năm, nhiều bệnh nhân suy tim, ung thư, cá biệt có ca đã 100 tuổi… Vì thế, khi nhiễm thêm n.CoV khiến bệnh mãn tính phát triển nhanh hơn và trở thành người nhiễm n.CoV nặng và rất nặng.

Theo BS. Nguyễn Trung Cấp (PGĐ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TƯ) cho biết: Mặc dù đã có 8 ca không qua khỏi nhưng chúng ta không thể đánh giá được tỷ lệ này là cao hay bất thường. ‘Vì nhóm bệnh nhân này không phản ánh sức khỏe cộng đồng được. Đợt dịch này ở Đà Nẵng rơi vào 3 nhóm bệnh nhân nguy hiểm là bệnh nhân suy thận mãn phải chạy thận nhiều năm, bệnh nhân ở khoa ung bướu và bệnh nhân khoa hồi sức’, BS. Cấp chia sẻ.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ông nhấn mạnh: Nhóm bệnh nhân này kể cả khi không nhiễm n.CoV thì cũng đã có nguy cơ t.ử vong rồi. Khi bị n.CoV ‘tấn công’ nó chỉ như giọt nước tràn ly khiến nguy cơ t.ử vong của họ cao hơn trước chút. Do đó, nếu dùng những người này để đánh giá sức khỏe cộng đồng hay độc lực của virus là điều không thể.

Cũng cùng nhận định đó, GS. Nguyễn Thanh Long (Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế) cho rằng: Virus SARS-CoV-2 lần này đúng vào 3 khoa có bệnh nhân sức khỏe yếu nhất. Vì thế, dù hội đồng chuyên môn gồm các giáo sư, bác sĩ đầu ngành, những người có nhiều kinh nghiệm thì vẫn không thể cứu chữa được một số bệnh nhân mắc n.CoV.

hình ảnh

Theo GS. TS Nguyễn Gia Bình (Nguyên trưởng khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai) cho biết: Tỷ lệ bệnh nhân n.CoV qua đời còn tỷ lệ thuận với số tuổi của họ. Cụ thể, bệnh nhân trên 70 tuổi thì tỷ lệ này khoảng 8%, trên 80 tuổi là 14,9%.

‘Tại Việt Nam, 8 bệnh nhân mắc n.CoV không qua khỏi đều mang sẵn bệnh lý nền rất nặng, nên việc qua đời của bệnh nhân là bất khả kháng. Nguyên nhân t.ử vong của 8 người này không thể khẳng định là do n.CoV hoàn toàn. Vì n.CoV chỉ đóng vai trò như chất xúc tác khiến giọt nước tràn ly mà thôi’, ông Bình cho hay.

Thông tin về chủng virus mới ở Đà Nẵng

Trước đó, Theo GS. TS Nguyễn Thanh Long (Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế) cho biết: Số ca mắc n.CoV trong đợt này tăng lên nhanh. Theo kết quả giải trình thì đây là chủng virus mới xâm nhập vào Việt Nam. Chủng virus này có đột biến nên làm tăng khả năng cảm nhiễm. Từ đó khiến tỷ lệ lây nhiễm cao.

Cụ thể, theo ông Long, chỉ số lây nhiễm lần trước chỉ là 1,8 – 2,2 nhưng lần này rơi vào khoảng 5 – 6. Hơn nữa, lần lây nhiễm trước không có nhiều ca trong cộng đồng. Còn lần này thì nhiều hơn, đặc biệt còn chưa tìm được F0.

Trong đợt dịch này, tỷ lệ F2 bị nhiễm cũng nhiều hơn hẳn. Số lượng người đi đến Đà Nẵng cũng rất cao, rơi vào khoảng 1,4 triệu người. Tâm dịch lớn nhất hiện nay là Bệnh viện Đà Nẵng với 800.000 người đi qua và thêm khoảng 42.000 người từng tới đây chữa bệnh. 

Theo ông Kidong Park (Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới) thì chủng virus SARS-CoV-2 bùng phát ở Đà Nẵng đợt này có độc lực tương tự với chủng đã lây lan tại Bangladesh hồi cuối tháng 6, đầu tháng 7. 

Các biện pháp phòng n.CoV

Theo Bộ Y tế, để phòng dịch lây lan, mọi người nên:

+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay chứa cồn.

+ Giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với người khác, nhất là người đang ho hoặc hắt hơi

+ Đeo khẩu tang khi ra ngoài

+ Không dùng tay chạm vào mắt, mũi, miệng

+ Dùng khăn giấy che miệng khi ho, hắt hơi

+ Nếu thấy sốt, ho, khó thở, mất vị giác, khứu giác… thì cần đi khám ngay.

Nguồn: Tổng hợp