K ruột rất nhiều người mắc phải, nhưng khi khám sức khỏe định kỳ không thể phát hiện ra chúng ta có bị ruột hay không, mà chỉ có nội soi tiêu hóa mới có kết quả chính xác.

Vậy nhưng mình mới đọc trên báo bài chia sẻ nói rằng, quan sát kiểu chất thải cũng biết được tình trạng polyp ruột đã chuyển K đó mọi người. 

Giờ mình chia sẻ cho những ai quan tâm nha.

hình ảnh

K ruột rất nhiều người mắc phải. Ảnh minh họa. Nguồn: QQ

1. Polyp đường ruột có thể là 'điềm báo' của bệnh K đường ruột

Vậy polyp ruột là gì? Nó thực chất là 1 vết sưng nhỏ trên ruột, nếu chế độ ăn uống hàng ngày không hợp lý thì các khối polyp này sẽ dễ dàng phát triển trong dạ dày, ruột, thực quản.

Không phải tất cả polyp đường ruột đều ác tính, chúng được chia thành polyp lành tính và ác tính. Polyp dễ bị ung thư được gọi là: polyp tuyến.

Polyp ruột trở thành ung thư (UT), thường mất khoảng 5-10 năm và trải qua 4 bước: quá trình viêm niêm mạc bình thường - polyp tăng sản - polyp tuyến - UT .

Hầu hết các polyp tuyến đại trực tràng không có triệu chứng khởi phát rõ ràng, một số ít thì có thay đổi thói quen đi tiêu, đi ngoài nhiều hơn, trong chất thải có máu và chất nhầy trong chất thải sau khi polyp lớn lên.

Tuy nhiên, một số bệnh nhân K ruột không có triệu chứng rõ ràng, dễ bị nhầm với khó chịu ở đường tiêu hóa nên cần được nội soi đại tràng thường xuyên .

Những Polyp dị dạng bao gồm u tuyến ống, u tuyến lông nhung và u tuyến hỗn hợp. Cách tốt nhất để đối phó với những khối u này là cắt bỏ chúng . Nếu không, nó giống như một “quả bom hẹn giờ”, ngày thường nó không có cảm giác gì nhưng một khi phát nổ thì có thể gây UT.

2. K ruột ngày càng trẻ hóa

Do thói quen ăn uống thay đổi nên bệnh K ruột không còn dành riêng cho người trung niên, cao tuổi nữa mà nó đã trẻ hóa dần.

Ngoài khẩu phần ăn nhiều chất béo, chất đạm, ít chất xơ thì việc ngồi nhiều, ít vận động cũng là nguyên nhân bị K ruột.

3. Trên 40 tuổi hãy làm nội soi để phát hiện polyp

Phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn nặng thì tỷ lệ sống sót khi điều trị cũng sẽ thấp. Còn nếu phát hiện ở giai đoạn đầu thì có đến 95% có thể được chứa khỏi hoàn toàn. Những người độ tuổi từ 40 đén 70 dù có triệu chứng hay không thì cũng nên đi làm nội soi để tầm soát.

hình ảnh

Polyp đường ruột có thể là 'điềm báo' của bệnh K đường ruột. Ảnh minh họa. Nguồn: QQ

K ruột là một trong những loại UT phổ biến nhất. Tuy nhiên, phát hiện sớm sẽ tăng cơ hội sống sót. K ruột có thể điều trị và chữa khỏi nếu được chẩn đoán sớm. Vì vậy, nhận biết sớm các triệu chứng là rất quan trọng để tự cứu mình.

Tổ chức từ thiện của Anh, mang tên Hỗ trợ Ung thư Macmillan đã chỉ ra các triệu chứng K ruột như sau:

+ Có máu trong chất thải

Nếu bạn phát hiện chất thải có lẫn máu, thì đây có thể là triệu chứng của K ruột. Máu có thể có màu đỏ tươi hoặc sẫm màu.

+ Đau bụng

Người bị K ruột cũng có thể cảm thấy đau ở bụng hoặc đường ra hậu m.ô.n.

+ Ngứa hậu m.ô.n

Đây là một trong những dấu hiệu của ung thư ruột, mặc dù rất hiếm.

+ Mệt mỏi

Tình trạng mệt mỏi không giải thích được, kèm theo biểu hiện chóng mặt hoặc khó thở cũng là dấu hiệu K ruột.

+ Sụt cân bất thường

Các triệu chứng trên có thể đi kèm với giảm cân không rõ nguyên nhân và cảm giác chán ăn.

+ Thay đổi thói quen đi tiêu

Sự thay đổi trong thói quen đi tiêu bình thường (táo bón hoặc đi ngoài) là một trong những triệu chứng của K ruột. Điều này đặc biệt đúng khi không có lý do rõ ràng và kéo dài trong 3 tuần trở lên.

+ Cảm giác đi ngoài xong vẫn muốn đi nữa

Khi bị K ruột, bạn sẽ có cảm giác như vẫn còn gì đó mặc dù đã đại tiêu xong.

+ Thiếu máu

Người bệnh có thể có mức hồng cầu thấp hơn bình thường và thiếu máu do thiếu sắt. Tình trạng này có thể thấy liệu có bất kỳ chảy máu nào từ ruột của bạn mà bạn không biết.


Tuy nhiên, theo Tổ chức Macmillan, các triệu chứng trên cũng có thể là triệu chứng của các chứng bệnh khác.

Vì vậy, nếu các triệu chứng không cải thiện trong vòng 4 tuần, hoặc nếu các triệu chứng trở nên nặng, hay nó vẫn tiếp tục tái phát sau khi ngừng điều trị thông thường, tốt nhât nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Những thông tin trên đã được báo chí chia sẻ, mọi người tham khảo để theo dõi sức khỏe bản thân nha.