Thời gian này đại dịch ‘cô vít’ đã tạm lắng xuống, cuộc sống trở lại bình thường nên nhiều người cũng vì thế mà chủ quan, lơ là việc phòng bệnh hơn, cho rằng dịch đã kết thúc, lại tiêm vắc xin rồi nên không cần lo lắng.

Vậy nhưng thực tế các ca nhiễm hiện giờ vẫn còn rất nhiều, thậm chí nhiều bệnh nhân trở nặng, không qua khỏi hoặc biến chứng nguy hiểm cho dù trước đó hoàn toàn khỏe mạnh.

Thậm chí có người đã khỏi bệnh rồi, nhưng vẫn phải đối mặt với hậu ‘cô vít’ kéo dài, vô cùng nguy hiểm  mọi người ạ.

Như câu chuyện cô gái trẻ mình vừa đọc được trên báo Infonet mới đây là một trường hợp như vậy. Giờ mình chia sẻ câu chuyện này để mọi người cảnh giác, không được chủ quan nha.

hình ảnh

Hình ảnh chụp CT ngực của bệnh nhân khi nhập viện. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)

Sau khi khỏi 'côvy' 1 tháng, cô gái 18 tuổi bị đông đặc phổi

Sự việc của cô gái 18 tuổi (được giấu tên, ở Việt Trì, Phú Thọ) này vừa được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ chia sẻ.

Theo đó, cô gái được đưa đến bệnh viện trong tình trạng ho, sốt, đau tức ngực, khó thở. Cô gái này tiền sử khoẻ mạnh, nhiễm ‘cô vít’ cách 1 tháng, đã tiêm phòng 2 mũi vắc xin.

Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán cô gái trẻ bị suy hô hấp- Viêm phổi nặng/hậu côvy.

Trước đó, bệnh nhân ở nhà ho đờm, sốt cao 39 độ C, đau tức ngực 2 bên, khó thở tăng dần trong 3 ngày, không dùng thuốc gì đặc biệt trước đó.

Khi tới viện bệnh nhân tỉnh, thể trạng trung bình, da niêm mạc hồng, sốt nóng, đau tức ngực, ho, khó thở, thở nhanh gắng sức, phổi thông khí giảm, ran ẩm ran nổ 2 bên phổi, tim nhịp nhanh, bụng mềm.

Kết quả xét nghiệm máu cho thấy tình trạng nhiễm trùng ở bệnh nhân tăng cao, giảm oxy hoá máu nặng. Kết quả cắt lớp vi tính lồng ngực cho thấy có hình đông đặc phổi, nhiều tổn thương nốt, kính mờ viêm rải rác.

Để điều trị, cô gái trẻ đã được các bác sĩ thăm khám toàn diện chức năng các cơ quan, điều trị theo phác đồ bằng thở oxy dòng cao, chống viêm, chống đông, kháng sinh, dinh dưỡng nâng cao thể trạng.

Sau 5 ngày điều trị, cô gái có đáp ứng tốt, tình trạng nhiễm trùng, chức năng phổi, toàn trạng khá hơn. Sau 12 ngày điều trị, tình trạng của cô gái đã ổn định và được xuất viện.

hình ảnh

Cô gái 18 tuổi đông đặc phổi hậu côvy. Ảnh minh họa/Nguồn: Sina

Theo các bác sĩ, biểu hiện hậu ‘cô vít’ thường gặp bao gồm ho, tức ngực, khó thở, rối loạn vị giác, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi giảm sức chịu đựng, tăng đông máu…

Các chuyên gia cho rằng biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa các tình trạng hậu ‘cô vít’ cũng là ngăn ngừa căn bệnh này (Chẳng hạn như đeo khẩu trang, vệ sinh tay và tiêm chủng đầy đủ).

Ngoài ra, các biện pháp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh hoặc mức độ nghiêm trọng của nhiễm ‘cô vít’ cấp tính sẽ làm giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của các tình trạng sau ‘cô vít’.

Tóm lại hiện giờ ‘cô vít’ đang tạm thời lắng xuống vì chúng ta xác định sống chung với dịch bệnh. Vậy nhưng không vì thế mà lơ là phòng dịch đâu mọi người ạ.

Sau câu chuyện của cô gái trẻ vừa được báo chí chia sẻ như vậy, mọi người cũng đã thấy dù trẻ khỏe, không bệnh nền và đã tiêm vắc xin cũng không nên chủ quan, vẫn có trường hợp trở nặng khi nhiễm bệnh, thậm chí khỏi bệnh rồi vẫn có di chứng hậu ‘cô vít’ đấy ạ.

Nguồn: Tổng hợp