Bình thường, mọi người bị hôi miệng thì hầu hết đều nghĩ là do sâu răng, viêm lợi, vệ sinh khoang miệng chưa sạch... chứ ít ai nghĩ mình bị bệnh gì đó rồi nhỉ. Gần đây, em mới biết được là hơi thở có mùi như thế nào có thể cho chúng ta biết mình đang bị bệnh gì, sức khỏe đang gặp vấn đề gì đấy, để em chỉ cho các chị xem nhé!


webtretho



Mùi tanh hôi - Ung thư phổi



Khi bị viêm phổi,viêm phế quản, viêm khí quản mãn tính, áp xe phổi, viêm phổi, phổi khí, ung thư phổi đều sẽ khiến miệng có mùi hôi ở các mức độ khác nhau. Trong đó, người bị lao phổi, khí quản, phế quản phình to thường có mùi hôi miệng tanh như máu. Người ung thư phổi giai đoạn cuối thì khoang miệng và khí thở hôi tanh như cá chết.


Mùi mục nát - Bệnh viêm đường hô hấp trên



Khi bị viêm đường hô hấp như viêm xoang, viêm amidan, viêm họng... thì sẽ tiết dịch nhiều, một phần qua đường mũi, một phần chảy vào họng và những chất nhầy bám dính ở cuống họng, lưỡi sẽ sinh mùi hôi như mùi mục nát.


Mùi chua - Bệnh dạ dày


Với người bị bệnh dạ dày, môn vị hẹp, tắc nghẽn khiến thức ăn lưu thông trong dạ dày quá lâu thì sẽ sinh ra mùi hôi chua thối như mùi thức ăn thừa ngâm nước để qua đêm.


webtretho



Mùi quả táo thối - Bệnh tiểu đường



Khi đường huyết của một người vượt ngưỡng, các chất béo trong cơ thể sẽ phân giải, sinh ra ketone body (chất tạo xeton) phát ra mùi như quả táo bị thối. Khi ngửi thấy mùi này, tức là nồng độ chất tạo xeton trong cơ thể đang rất cao, cần phải đi khám ngay kẻo để lâu sẽ gây ra chứng ngộ độc kentone của người bị tiểu đường.


Mùi khai nước tiểu - Bệnh thận



Hơi thở có mùi khai nước tiểu là mùi đặc trưng của người bị nhiễm độc niệu gây bệnh thận mãn tính, suy thận. Nguyên nhân là do một số chất độc tố trong cơ thể không thể đào thải ra ngoài, tích tụ trong máu và làm luồng khí thở của người bệnh hôi.


Mùi thối của chất đào thải - Suy gan



Người bị suy gan, chức năng trao đổi gan suy yếu thì chức năng phân giải độc tố cũng thấp, dẫn tới amoniac trong máu cao khiến cho hơi thở có mùi thối như mùi của chất thải. Đồng thời, khả năng trao đổi của một số nhánh chuỗi chuyển hóa axit amin trong cơ thể giảm sút cũng khiến hơi thở hôi thối bất thường.


Vừa hôi vừa khô - Căng thẳng cao độ



Người bị căng thẳng, stress, cơ thể yếu thường sinh ra xerostomia - chất làm khô miệng, làm giảm lượng nước bọt trong miệng khiến cho các vi khuẩn gây hại sinh sôi, phát triển và gây mùi hôi khó chịu.


webtretho



Miệng hôi, có tưa miệng - Nhiễm trùng nấm men



Thấy lưỡi và họng có nhiều mảng trắng, mùi hôi hắc thì là do bị nhiễm trùng nấm men. Loại vi khuẩn này có tênCandida Albicans, chúng sẽ nhanh chóng lây lan và gây nhiễm trùng toàn cơ thể. Lúc này cần đi khám để được điều trị sớm nhất có thể.


Miệng hôi, đắng - Cơ thể thiếu kẽm



Khi cơ thể ăn ít chế độ có kẽm, không hấp thụ đủ kẽm cần thiết thì miệng sẽ đắng và có mùi hôi khó chịu. Nguyên do là vì kẽm làm tăng mức độ gustin - loại protein giúp kiểm soát vị giác. Cơ thể thiếu kẽm dễ mắc các chứng bệnh như xơ vữa động mạch, suy giảm thị lực, rối loạn thần kinh...