Trái ngược với phụ nữ châu Âu, chị em ở châu Á mình thì chỉ thích làn da trắng sáng. Vì vậy, vào mùa hè, ai cũng tìm đủ mọi cách để bảo vệ làn da, nào là bôi kem chống nắng rồi thì dùng đủ thứ áo chống nắng. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt rõ ràng là da trắng với làn da nhợt nhạt. Bởi, da nhợt nhạt hoàn toàn có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tật.

Có trường hợp điển hình mình thấy báo chí đã đưa tin rồi. Thông tin cụ thể mình chia sẻ ở bên dưới, chị em có thể xem để hiểu rõ hơn.

hình ảnh

Bệnh nhân phát hiện tình trạng của bản thân khi đã ở giai đoạn muộn. Ảnh minh họa, nguồn: Sohu

Cứ ngỡ mình chăm da tốt nên trắng trẻo, giật mình khi bác sĩ thông báo tin dữ

Đó là trường hợp của một cô gái trẻ giấu tên ở Đài Loan. Cô có làn da rất trắng, môi và kết mạc mắt cũng trắng bệch. Ban đầu, cô cứ nghĩ mình bị thiếu máu nên không để ý. Cho tới một ngày nọ, cô đột nhiên ngất xỉu. Khi đến bệnh viện khám thì bác sĩ thông báo cô đã bị K đại trực tràng giai đoạn 3 – 4, tức là đã ở giai đoạn cuối rồi.

Tiến hành làm xét nghiệm, bác sĩ phát hiện cô bị thiếu máu nặng. Chỉ số huyết sắc tố của cô còn chưa tới 6, trong khi với người bình thường là 12 – 16.

Cô cũng có vấn đề với chu kỳ dâu của mình, thường ra máu nhiều khiến huyết sắc tố giảm, da trắng bệch. Song, nữ bệnh nhân chủ quan nghĩ mình còn trẻ lại cũng chẳng thấy có gì bất thường khi đi đại tiện nên không đi khám. Thậm chí, cô còn nghĩ rằng, da mình trắng như thế là nhờ chăm sóc da đúng cách.

Bác sĩ nói rằng, xét nghiệm máu ẩn trong phân, nếu kết quả dương tình tỷ lệ bị K tới 80%. Và quả thực vậy, cô đã có khối u đại trực tràng to rồi.

K đại trực tràng hay còn được gọi là K ruột, K ruột kết, K đại trực tràng. Ở giai đoạn đầu, bệnh có những triệu chứng dễ gây nhầm lẫn. Khi khám sức khỏe định kỳ, nếu bác sĩ phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu thiếu máu, họ sẽ đề nghị tầm soát K đại trực tràng. Có khoảng 40% những người bị K đại trực tràng được phát hiện ở giai đoạn đầu.

Một nghiên cứu mới nhất vào năm 2022 cho thấy: Có khoảng 70% bệnh nhân không có lý do rõ ràng, 10% do di truyền, 20% xảy ra trong các nhóm gia đình. Một số yếu tố nguy cơ gồm: Người trên 50 tuổi, nam giới, chế độ ăn ít chất xơ nhiều protein động vật, ăn nhiều thịt đỏ hoặc thịt đã qua chế biến, hay uống rượu, hút thuốc, người thừa cân béo phì, người có tiền sử bị viêm ruột, đái tháo đường type 2, K vú, K buồng trứng hoặc tử cung, có polyp trong đại tràng hoặc đại trực tràng.

Việc khám sàng lọc có thể phát hiện polyp trước khi chúng trở thành K. Nó cũng có thể giúp người bệnh phát hiện các polyp trước khi chúng trở thành tế bào ác tính. Đây cũng là cách giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu, khả năng điều trị sẽ dễ dàng hơn.

hình ảnh

Mọi người nên đi nội soi sớm để phát hiện yếu tố nguy cơ. Ảnh minh họa, nguồn: Sohu

Để phát hiện sớm, tăng cơ hội điều trị thì khi thấy những dấu hiệu sau:

+ Chán ăn, đầy bụng:

Bệnh nhân có cảm giác khó tiêu, đầy trướng bụng trên vùng rốn, ăn không ngon. Đây là biểu hiện thường thấy ở người bị K đại trực tràng. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, sụt cân.

+ Đau bụng:

Khi bị K đại trực tràng, các cơn đau sẽ xuất hiện. Ở giai đoạn đầu, cơn đau bụng có thể nhẹ nhàng, thoáng qua, không kéo dài. Khi khối u lớn dần thì mức độ cơn đau cũng tăng lên và tần suất dày hơn, đau thành từng cơn.

+ Sụt cân bất thường:

Nếu cơ thể bị sụt cân bất thường mà không rõ nguyên nhân thì nên cẩn thận. Bởi, đây rất có thể là dấu hiệu của K đại trực tràng, dạ dày hoặc khối u ở các cơ quan liên quan tới hệ tiêu hóa.

+ Táo bón:

Nếu đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần thì bạn đã bị táo bón rồi. Tất nhiên, táo bón cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiêu hóa thông thường khác. Nhưng nó cũng là biểu hiện cho thấy có thể khối u đại trực tràng xuất hiện. Vì vậy, tốt nhất vẫn nên đi khám bạn nhé.

+ Đi ngoài phân nhỏ:

Khi khối u xuất hiện, nó sẽ cản trở quá trình thải phân ra ngoài. Chất thải khi gặp vật cản sẽ bị thay đổi hình dạng, khối u càng to thì phân càng mỏng, dẹt.

+ Đi ngoài kèm lẫn máu trong phân:

Khi phân đi qua khối u không chỉ bị thay đổi kích cỡ mà nó còn gây ra hiện tượng chảy máu. Vì thế, khi bạn đi đại tiện mà thấy có triệu chứng này thì đừng chủ quan vì có thể khối u đại trực tràng đã hình thành. Tất nhiên, nó còn là biểu hiện của bệnh trĩ.

+ Mệt mỏi, căng thẳng, chóng mặt:

Vì mất máu khi đưa chất thải ra ngoài trong khi ăn vào ít nên khiến người bệnh ngày càng nhợt nhạt, mệt mỏi ngay cả khi đã nghỉ ngơi đầy đủ. Cơ thể cũng suy nhược nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.

Đây là những dấu hiệu của bệnh K dạ dày đã được báo chí chính thống chia sẻ. Bệnh này đang có xu hướng tăng lên rất nhanh. Vì vậy, các mẹ không được bỏ qua bất kì triệu chứng nào nhé.