Sáng sớm mình lướt trang đọc báo, ngoài tin khẩn cấp từ miền Trung ra thì còn một thông tin cũng rất đáng chú ý đó là vụ tử vong sau khi tiêm phòng cúm các mẹ ạ. Con số cứ tăng dần lên ở Hàn Quốc, hôm qua là 9 người, hôm nay thông báo chính thức từ Naver – cổng thông tin lớn nhất tại Hàn thì thấy có tin 13 người qua đời vì tiêm vắc xin cúm đấy.

Đọc xong mà sợ, giờ không tiêm thì sợ ốm mà tiêm thì lỡ đâu lại gặp phải trường hợp không may như mấy người này. Trong đó có đủ độ tuổi, người già nhiều nhưng người trẻ tuổi cũng có chứ không phải ngoại lệ đâu các mẹ nhé.

hình ảnh

Đại diện Cơ quan y tế Hàn Quốc. Ảnh: internet

13 người Hàn Quốc qua đời sau khi tiêm vắc xin cúm

Theo báo báo từ Bộ Y tế và Phúc lợi xã hội Hàn thì tính tới sáng ngày 22/10 số người qua đời sau khi tiêm vắc xin phòng cúm ở Hàn Quốc đã lên tới 13 người.

Trường hợp đầu tiên là một thanh niên 17 tuổi, ở Incheon qua đời vào ngày 16/10 sau khi tiêm vắc xin 2 ngày.

Sau đó có rất nhiều trường hợp cũng qua đời sau khi tiêm vắc xin cúm, đối tượng chủ yếu là những người trên 70 tuổi. Thời gian mà 13 người này qua đời ngắn nhất là 4 tiếng và dài nhất là 85 tiếng (3,5 ngày) sau khi tiêm vắc xin cúm.

Trường hợp qua đời gần đây nhất là một cụ ông năm nay 70 tuổi. Người này có bệnh nền Parkinson và rối loạn nhịp tim. Điều đáng nói là cụ ông này từng tiêm phòng vắc xin cúm vào năm 2015 mà không hề gặp phải bất cứ phản ứng nào, thế nhưng sự việc đau lòng lại đến sau 5 năm, hiện giờ là 2020.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Vụ việc đang gây chấn động dư luận Hàn Quốc. Sau khi các trường hợp qua đời tăng lên 13, Ủy ban Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc đã tiến hành xác nhận tính an toàn của vắc xin. Cơ quan y tế đã tổ chức cuộc họp điều tra thiệt hại do tiêm chủng để xem xét mối quan hệ giữa tiêm chủng và phản ứng có hại dựa trên kết quả điều tra cơ bản và dịch tế học.

Giới chức y tế Hàn Quốc cho hay, những người trên tiêm vắc-xin cúm do công ty Korea Vaccine, Boryung Biopharma, LG Chem và Shinsung Pharm sản xuất hoặc phân phối.

Ủy viên Jeong Eun-kyung cho biết: Hiện tại họ vẫn chưa rõ có mối liên hệ nhân quả trực tiếp nào giữa các trường hợp qua đời và tiêm chủng hay không.

Tuy nhiên, các chuyên gia thống nhất cho rằng: Những trường hợp qua đời hầu như đều có bệnh tiềm ẩn. Vì thế, họ vẫn quyết định không ngừng tiêm chủng vì cho rằng bản thân vắc xin không có vấn đề gì.

Tiêm phòng cúm có thể gây biến chứng không?

Ở nước ta, y học khuyến cáo nên tiêm phòng vắc-xin cúm hàng năm, trong đó nhất là các nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cúm cao như: Nhân viên y tế, trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi, người có bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, tiểu đường, suy giảm miễn dịch...), người trên 65 tuổi.

Cũng như các loại vac xin khác, người tiêm phòng cúm cũng cần nhớ những lưu ý từ bác sĩ để đảm bảo an toàn sau khi tiêm, đó là: 

+ Sau khi tiêm vắc xin chủng ngừa cúm bạn thường có biểu hiện đau ở chỗ tiêm, có thể sốt nhẹ, thấy đau và mệt mỏi. Đây là biểu hiện bình thường nhưng nếu cơn đau, sốt nặng lên thì cần đưa đi bệnh viện ngay.

+ Khi tiêm xong, bạn nên ở lại chỗ tiêm chủng trong 30 phút để xem mình có biểu hiện gì bất thường không. Nếu bản thân có biểu hiện dị ứng, hãy thông báo ngay cho bác sĩ.

+ Bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp lý, uống nhiều nước.

+ Nếu vết tiêm bị sưng đỏ thì có thể chườm lại để giảm đau, giảm sưng.

+ Không dùng tay chạm vào vết tiêm, không xoa dầu, chườm nóng, đắp khoai tây hay bôi đắp các loại lá vì có thể gây nhiễm trùng.

+ Không dùng aspirin hay các loại thuốc ho, hạ sốt khác vì nó có thể làm tăng liều paracetamol.

Nguồn: Tổng hợp theo Sohu