Đợt này dịch n.CoV có vẻ nghiêm trọng quá các mẹ. Cũng là dạng bùng phát trong bệnh viện nhưng đợt này người mắc toàn là những người cao tuổi, có bệnh nền nguy hiểm. Vì vậy, số ca nhiễm mới cứ tăng lên nhanh chóng.

Đến sáng hôm nay, cả nước đã ghi nhận 621 ca nhiễm, trong đó có 6 người không qua khỏi là BN428, BN429, BN437, BN475, BN499 và BN524. Những người này đều có bệnh nền nặng. Điều đáng nói là trong mấy ca mắc mới gần đây còn có một bệnh nhân 100 tuổi. Tuy nhiên, theo các cơ quan chức năng, tình hình dịch n.CoV ở Việt Nam hiện tại vẫn đang trong tầm kiểm soát được. Thế nên, các mẹ cũng đừng lo lắng quá mức.

Hơn nữa, mình đọc báo thì thấy các chuyên gia cũng nói những ca không qua khỏi này là 'bất khả kháng'. Ngẫm lại cũng đúng, toàn người cao tuổi, nhiều bệnh nền lại còn thuộc dạng giai đoạn cuối thế, bình thường 1 bệnh thôi cũng đã khó rồi chứ đằng này bao nhiêu bệnh ‘ập’ hết vào một người thế.

hình ảnh

Hình minh họa, ảnh internet

Chuyên gia: Bệnh nhân n.CoV tử vong là bất khả kháng

Theo GS. Nguyễn Gia Bình (người đứng đầu về chuyên môn điều trị các ca n.CoV nguy kịch) cho biết: Ở giai đoạn trước cũng có bệnh nhân nặng, các bác sĩ tập trung sức lực cứu chữa, bệnh nhân có khả năng hồi phục.

Tuy nhiên, trong đợt này các bệnh nhân đều cao tuổi, thường ngày đã sống nhờ máy móc. Khi bị n.CoV ‘tấn công’ thì rất khó qua khỏi.

hình ảnh

Theo ông Bình: Các trường hợp mắc n.CoV tử vong đến nay là điều bất khả kháng. Ông Bình lấy ví dụ ca bệnh nhân 499 (68 tuổi, ở Đà Nẵng) qua đời vào hôm 1/8. Trước đó, bà đã bị ung thư máu giai đoạn cuối. Nguyên nhân qua đời được xác định là do không đáp ứng được hóa chất, viêm phổi nặng và nhiễm n.CoV. Ngoài ra, bệnh nhân này còn bị tiểu đường type 2 và tăng huyết áp.

Có thể thấy, trước khi mắc n.CoV, bệnh nhân đã trong tình trạng quá nặng rồi. Hệ thống bạch cầu không còn chức năng để bảo vệ cơ thể nữa. Khi mắc thêm n.CoV giống như giọt nước tràn ly khiến bệnh nhân suy yếu nhanh hơn mà thôi.

Với các trường hợp khác cũng tương tự, họ đều là bệnh nhân có nhiều bệnh nền nguy hiểm. Trước khi nhiễm virus, tình trạng của bệnh nhân đã không có gì khả quan rồi.

Ông Bình nhận định: Công tác điều trị cho bệnh nhân n.CoV trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn hơn hẳn so với giai đoạn trước. Bởi, đợt này có rất nhiều bệnh nhân bị nặng, tuổi lại cao và có các bệnh nền sẵn như: suy tim, suy thận, tiểu đường, chạy thận chu kỳ, ung thư…

hình ảnh

GS. Nguyễn Gia Bình. Ảnh: Internet

Không chỉ ông Bình mà ngay cả các chuyên gia đến từ bệnh viện Bạch Mai hay Chợ Rẫy tới Đà Nẵng để hỗ trợ cũng nhận định: Những ca t.ử vong này là bất khả kháng, các bác sĩ không thể làm gì khác được.

Những ai có nguy cơ mắc bệnh và qua đời vì n.CoV

Theo Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn: đối tượng có nguy cơ nhiễm n.CoV cao gồm:

+ Người cao tuổi (trên 60 tuổi)

+ Người có bệnh lý nền như: tiểu đường, cao huyết áp, suy thận, ung thư, phổi tắc nghẽn mạn tính…

+ Người bị béo phì, suy kiệt…

Những người bị bệnh này thì nguy cơ diễn tiến nặng và qua đời cao hơn bình thườn. Lý do là vì sức đề kháng của họ đã bị suy giảm nên lượng virus phát tán trong cơ thể nhanh hơn. Khi đó, các cơ quan bị tổn thương cũng nhanh hơn so với các bệnh nhân khác.

Theo các chuyên gia Mỹ, nguy cơ người qua đời vì n.CoV có sự thay đổi theo độ tuổi như sau:

+ Độ tuổi 20: 0,03%

+ Độ tuổi 30: 0,08%

+ Độ tuổi 40: 0,16%

+ Độ tuổi 50: 0,6%

+ Độ tuổi 60: 1,9%

+ Độ tuổi 70: 4,3%

+ Độ tuổi từ 80 trở lên: 7,8%

Nguồn: Tổng hợp