Trước kia mình cũng hay có thói quen ngoáy tai. Cơ mà từ hồi đọc được trên báo rất nhiều bài cảnh báo về hậu quả của thói quen ngoáy tai thì mình ngưng rồi. Thỉnh thoảng, khi ráy tai nó đẩy ra bên ngoài thì mình dùng tăm bông lau đi thôi chứ không có ngoáy sâu vào bên trong như trước. Thế nhưng mà mình thấy hình như nhiều mẹ vẫn chả sợ gì đâu, vẫn xem thường lời cảnh báo này lắm ý.

Nói đâu xa đâu, mới vừa nãy mình đọc được trên báo lại một trường hợp bị nấm tai vì thích dùng tăm bông ngoáy tai. Đọc xong mà mình không khỏi cảm thán, nhiều mẹ đúng kiểu ‘chưa thấy quan tài chưa đổ lệ’, mình chưa bị thì chưa sợ. Các mẹ ơi, bỏ ngay lối suy nghĩ đấy đi, đến lúc bị rồi thì chỉ có nước khóc thôi, khổ lắm, mà còn tốn nữa chứ.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Bị nấm tai vì thích ngoáy tai bằng tăm bông

Theo bác sĩ chuyên khoa tai Mũi Họng Đài Loan Li Ruiwen cho biết: ông thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân bị bệnh do duy trì thói quen ngoáy tai bằng tăm bông.

Như trường hợp một người phụ nữ 56 tuổi đến bệnh viện hồi giữa tháng 3. Ban đầu, người này bị ho, đau tai, tai tiết dịch trong mấy tháng liền nhưng vì dịch covid-19 nên bệnh nhân không tới viện khám. Vì vậy, bệnh nhân đã ra hiệu thuốc mua thuốc uống và nước nhỏ tai về tự chữa. 1 tháng sau, tình hình ngày càng nghiêm trọng tới mức bệnh nhân bị ù tai, giảm thính lực nghiêm trọng.

Lúc này, bệnh nhân mới quyết định tới bệnh viện. Sau khi nội soi tai, bác sĩ Li Ruiwen thấy trong tai bệnh nhân phủ đầy nấm mốc trắng như bông tuyết. Khi lau sạch lớp nấm mốc này, bác sĩ Li giật mình khi thấy một lớp mủ rất dày nằm trong tai. Tại màng nhĩ của bệnh còn xuất hiện lỗ thủng nữa.

Theo lời bệnh nhân thì bà chỉ có duy nhất 1 thói quen chính là dùng tăm bông ngoáy tai hàng ngày. Cũng may là bệnh nhân tới viện kịp nên sau 2 tháng điều trị, tình trạng đã có những dấu hiệu cải thiện, tránh khỏi nguy cơ điếc.

hình ảnh

Hình ảnh nấm mốc dày đặc trong tai bệnh nhân, inetrnet

Một trường hợp khác là nữ sinh 14 tuổi bị nấm tai vì thích ngoáy tai bằng tăm bông. Theo lời cô bé thì vì ở trường môn thể dục là môn bơi. Thế nên sau khi bơi xong cô bé thường dùng tăm bông ngoáy tai để thấm khô nước trong tai. Bên cạnh đó, cô bé còn hay đeo tai nghe nhạc. Sau khi nội soi tai, bác sĩ Li phát hiện tai của cô bé đã bị nhiễm trùng nên có một lớp nấm dày đặc bao phủ trong tai. Cô bé cũng chia sẻ, trước đó khi thấy tai chảy nước thì mẹ bé mua thuốc nhỏ tai về nhà tự điều trị nhưng tình hình ngày càng nghiêm trọng hơn nên mới tới bệnh viện.

Dùng tăm bông ngoáy tai nguy hiểm thế nào?

Bác sĩ Li nhận định: Ráy tai thực chất được tạo ra từ các tuyến ráy tai ngoài, có tính kháng khuẩn. Chúng có nhiệm vụ bảo vệ lỗ tai khỏi sự tấn công của các vi khuẩn, vật thể lạ. Bình thường, khi chúng ta nói chuyện, nhai… thì ráy tai sẽ tự rơi ra mà không cần phải cố làm sạch làm gì.

Việc chúng ta dùng tăm bông ngoáy tai sẽ đẩy những ráy tai đang trên đường đi ra trở lại vào bên trong kéo theo bụi, bẩn, vi khuẩn cũng mắc lại bên trong và gây viêm tai.

Một hậu quả của việc ngoáy tai bằng tăm bông nữa là gây thủng màng nhĩ. Bởi, màng nhĩ của chúng ta cực kì mỏng. Khi chúng ta ngoáy rất dễ đâm vào màng nhĩ và làm vỡ nó gây mất thính giác. Hơn nữa, khi đâm trúng màng nhĩ sẽ gây cảm giác đau đớn do chạm vào các dây thần kinh.

Không chỉ thế, việc ngoáy tai bằng tăm bông còn rất dễ khiến sợi bông bị dính lại bên trong tai. Lâu dần nó sẽ gây nên bệnh viêm tai giữa, rất nguy hiểm.

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể gây viêm nhiễm và tổn thương khi ngoáy tai. Nếu không được điều trị thì bệnh nhân có thể bị suy giảm thính lực, nhiễm trùng nội sọ, thậm chí là mất mạng. Đã có trường hợp người bị nhiễm trùng não vì thích dùng tăm bông ngoáy tai rồi đấy.

Nguồn; Tổng hợp