Bây giờ áp lực học tập nhiều quá nên mình chỉ sợ con mình bị trầm cảm thôi. Con mình năm nay học lớp 9, sang năm là thi lên lớp 10 nên con áp lực lắm. Vợ chồng mình từ trước tới giờ không bao giờ tạo áp lực cho con. Nhà mình chưa bao giờ hỏi là sao con lại bị điểm thấp, đứng thứ mấy của lớp, kỳ này con phải đạt thứ hạng bao nhiêu bao nhiêu. Tại mình đọc trên báo thấy có nhiều trường hợp tụi nhỏ vì stress quá mà lại chọn cách tự kết liễu cuộc đời ý.

Nói đâu xe đâu, con nhà anh chồng mình đây. Vì bố mẹ thúc ép bắt con phải thế này thế kia nên đâm ra trầm cảm. Con bé luôn luôn chỉ muốn ở một mình, không muốn giao du với bất kì người nào cả. Đợt đấy cũng may mình về quê chơi thì phát hiện ra nên đưa nó đi bác sĩ tâm lý trị liệu chứ không thì chưa biết như nào nữa.

Điều đáng nói là mình thấy nhiều ông bố bà mẹ vẫn còn rất hờ ơ và thiếu hiểu biết với căn bệnh trầm cảm ấy. Như anh chồng mình là chỉ nghe tên bệnh thôi chứ chả biết gì luôn kìa. Thế nên mình nghĩ căn bệnh này rất nguy hiểm, các mẹ nên và cũng cần phải hiểu rõ nó. Chứ đừng như ông bố trong bài báo mình vừa đọc được mới đây, con bị trầm cảm nhưng lại cứ bảo con mình bình thường.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Bác sĩ nói con gái bị trầm cảm, ông bố vẫn nhất quyết phủ nhận

Theo BS.Tan Zhonglin (Trưởng khoa Rối loạn tâm thần, BV Nhân dân thứ 7 Hàng Châu, Trung Quốc) cho biết: cảm xúc của mọi người có liên quan mật thiết tới thời tiết và môi trường tự nhiên. Nhiệt độ, độ ẩm, ánh nắng mặt trời có thể ảnh hưởng tới tâm trạng. Sự biến động tâm trạng cũng vì thế mà hay xảy ra vào mùa hè. Tuy nhiên, nhiều người tới bây giờ vẫn còn thiếu hiểu biết về những loại bệnh lien quan tới tâm thần như trầm cảm.

BS. Tan cho biết ông từng điều trị cho một bệnh nhân nữ 16 tuổi. Sau khi lên cấp 3, cô bé luôn cảm thấy tâm trạng tồi tệ, không vui vẻ khi làm bất cứ điều gì. Thậm chí ngay cả với bạn bè cùng lớp cô bé cũng chẳng muốn nói chuyện và dĩ nhiên cô bé cũng chẳng muốn thây giáo viên.

Vì thế, cô bé bắt đầu tránh tới trường và ở lì trong nhà nhưng chẳng nói chuyện với bất cứ ai. Thấy tâm trạng và cảm xúc của mình có vấn đề, cô bé rất lo sợ rằng mình có thể bị mất kiểm soát dẫn tới suy nghĩ dại dột. Do đó, cô bé đã khóc lóc và cầu xin cha mẹ đưa mình tới bệnh viện tâm thần. Khi khám cho cô bé xong, bác sĩ Tan nhận thấy cô bé bị trầm cảm nặng nên đã cho nhập viện để điều trị.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Điều đáng nói là thái độ của cha cô bé khiến bác sĩ Tan vô cùng ngạc nhiên. Dường như người cha không hề có khái niệm về căn bệnh trầm cảm. ‘Ông bố luôn cảm thấy con gái đang cố tình gây sự chú ý. Ông hoàn toàn tin tưởng rằng con gái mình bình thường. Sự thay đổi cảm xúc của con chẳng qua là vì cô bé thấy không vui hoặc đang tới kỳ kinh nguyệt hay thời nổi loạn ở tuổi vị thành niên. Ông thậm chí còn cho rằng con gái mình không cần đến bác sĩ tâm thần’, BS. Tan chia sẻ.

BS. Tan đã phải mất rất nhiều thời gian để giải thích về căn bệnh cũng như những hậu quả mà trầm cảm mang lại. Khi hiểu ra, người cha mới chịu để con gái ở lại bệnh viện điều trị. Do đó, BS. Tan nhấn mạnh: Các bậc cha mẹ nhất định phải hiểu biết nhiều hơn về sự trưởng thành và tâm trạng của con. Hãy cố gắng lắng nghe con, nếu thấy con nói những điều như kết thúc sinh mạng, t.ự t.ử thì đừng vội quát mắng át đi mà hãy hỏi han về tình hình, tâm trạng của con.

Việc vội vã dùng kết luận chủ quan của bản thân để áp đặt con trẻ chính là yếu tố vô tình khiến con dễ rơi vào trầm cảm hơn. Bởi dù sao thì tâm lý của cha mẹ ở tuổi vị thành niên và con cáo bây giờ cũng khác nhau. ‘Đối với bất kỳ lời nói và hành động bất thường nào của con cái, cha mẹ hãy đủ nhạy cảm để nhận ra và đưa con tới gặp bác sĩ thay vì tức giận và từ chối. Bởi, bạn không hiểu chúng’, BS. Tan khuyên các bậc cha mẹ.

Bệnh trầm thực sự đáng sợ, tất cả chúng ta nên nâng cao hiểu biết về bệnh này chứ đừng coi thường

Nghiên cứu cho thấy bệnh trầm cảm hay gặp ở phụ nữ hơn nam giới, có thể là các bé gái vị thành niên, phụ nữ sau sinh hoặc phụ nữ tuổi tiền mãn kinh. Đặc biệt trước đây chúng ta đã từng nghe rất nhiều câu chuyện thương tâm về bệnh trầm càm sau sinh khiến mẹ ra tay g.i.ế.t chính đứa con mình vừa sinh ra hoặc là bỏ đói, căm hận, một số người còn có thái độ thù hằn vì cho rằng đứa trẻ chính là nguồn cơn của sự bất hạnh.

Trầm cảm là căn bệnh liên quan tới tâm thần mà biểu hiện rõ nhất là rối loạn khí sắc. Trầm cảm xuất phát từ sự rối loạn của não bộ dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực về mặt tâm lý của trẻ.

Hiện nay, tỷ lệ trẻ mắc bệnh đang tăng lên do gia đình đổ vỡ gây tổn thương tâm lý, áp lực gia đình, bị cha mẹ hay người thân áp đặt cuộc sống, gặp thất bại trong… Khi bị trầm cảm, người bệnh thường có suy nghĩ tiêu cực, chỉ muốn cô lập chính mình, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho chính bản thân và những người xung quanh.

Bi kịch nhất của bệnh trầm cảm là ý định tự sát, rất nhiều người bị trầm cảm khi đến một giai đoạn nào đó đều có ý định tự kết thúc cuộc đời mình vì họ cảm thấy quá đơn độc, không còn lối thoát. Trong khi những điều này hoàn toàn có thể được người thân phát hiện, phòng tránh và ngăn cản từ sớm. Điều quan trọng nhất là tất cả chúng ta phải nâng cao nhận thức về căn bệnh này, hãy yêu thương chính người thân của mình chứ đừng bao giờ nghĩ rằng họ đang 'cố' tỏ ra đáng thương hay giả vờ để mong cầu sự giúp đỡ.

Nguồn: Tổng hợp