Các mẹ ạ! Mình còn nhớ cách đây 2 năm tự nhiên thấy anh hàng xóm vốn nổi tiếng nghiện thuốc lá, bỗng nhiên cai thuốc thành công chỉ sau nửa tháng mới phục chứ. Mình hỏi bí quyết gì thì chị vợ bảo do thằng cu đi khám bác sĩ bảo bị hen suyễn, phải tránh xa thuốc lá. Thế là về nhà ông bố sợ con chữa không khỏi được nên mới quyết tâm cai thuốc lá đấy.

Hôm nay em vừa vô tình vào mạng đọc được câu chuyện của một cậu bé Trung Quốc cũng bị hen suyễn tái phát do thói quen hút thuốc của bố, mới sực nhớ ra trường hợp nhà hàng xóm nhà em vừa kể đó. Vậy nên nhà chị nào có chồng hút thuốc nhớ khuyên các ông í bỏ thuốc đi hoặc tránh xa trẻ nhỏ khi hút nhé!

hình ảnh

Ảnh minh họa/Nguồn" Internet

Con bị ho, thở nhanh, tức ngực... khi đi khám mới biết do hít phải khói thuốc lá của bố

Câu chuyện này vừa được bác sĩ Dư Mạnh Cung, khoa nhi dị ứng, bệnh viện Taichung Tzu Chi Hospital, Đài Loan chia sẻ, cậu bé trong câu chuyện có tên là Tiểu Vũ (10 tuổi).

Theo bác sĩ Cung, Tiểu Vũ vốn có tiền sử mắc bệnh dị ứng và hen suyễn. Gần đây tình trạng của cậu bé bỗng nhiên diễn biến nặng nên nên được nhà đưa tới bệnh viện kiểm tra. Kết quả chụp X- quang cho thấy phổi của cậu bé thâm nhiễm  (là sự lấp đầy các khoảng không khí ở 1 vùng của phổi bởi dịch) và sưng phổi, nên cả nhà lo lắng em nhiễm Covid-19. Tuy nhiên kết quả xét nghiệm cho thấy Tiểu Vũ bị bệnh hen suyễn tái phát.

Khi bác sĩ hỏi về thói quen sinh hoạt của gia đình, mới biết nguyên nhân do thói quen hút thuốc lá của người bố.

Cụ thể là trong thời gian giãn cách xã hội, bố của Tiểu Vũ rất căng thẳng do phải nghỉ không lương ở  nhà. Chính vì mang tâm trạng này nên ông bố đã hút nhiều hơn bình thường.

Và mặc dù ông bố đã ý thức ra ban công đứng mỗi khi hút thuốc để không ảnh hưởng người thân, thế nhưng, sau một thời gian bệnh hen suyễn của cậu tái phát với các triệu chứng như ho, thở khò khè, thở nhanh, tức ngực.

hình ảnh

Kết quả chụp X- quang phổi cho thấy hiện tượng thâm nhiễm phổi, sưng phổi.

Vì sao bố Tiểu Vũ không hút thuốc trước mặt con, nhưng vẫn khiến bệnh hen suyễn của cậu bé tái phát?

Phân tích lý do cậu bé Tiểu Vũ bị tái phát bệnh hen suyễn sau khi ông bố hút thuốc ngoài ban công, Bác sĩ Cung cho biết, không ít người cho rằng việc ra bên ngoài để hút thuốc sẽ không ảnh hưởng đến người thân trong gia đình. Nhưng thực tế không phải vậy.

Theo bác sĩ Cung thì khi điếu thuốc được đốt cháy, chất hóa học sẽ bám trên áo quần của người hút hoặc môi trường xung quanh nhà như chăn màn, đệm ghế, màn rèm cửa sổ... và từ đó gây ảnh hưởng đến người trong gia đình khi tiếp xúc.

Với trường hợp của cậu bé Tiểu Vũ, cho dù người bố đã ra ban công để hút, nhưng nhưng khói thuốc theo làn gió đã lan tỏa vào trong nhà khiến cậu bé hít phải.

hình ảnh

Bác sĩ Dư Mạnh Cung, khoa nhi dị ứng, bệnh viện Taichung Tzu Chi Hospital.

Tác hại nguy hiểm của thuốc lá đối với trẻ nhỏ


- Nhiễm trùng hô hấp như viêm phế quản và viêm phổi: Những bệnh nhiễm trùng này có thể đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.


- Nguy cơ ung thư: Khói thuốc là có thể khiến trẻ bị ung thư ngay từ khi còn rất nhỏ. 

- Ảnh hưởng trực tiếp lên cơ tim của trẻ: Những ảnh hưởng này bao gồm việc hạn chế cung cấp oxy cho các mô của cơ thể, làm giảm đáp ứng của nhịp tim khi hoạt động, và làm tăng nhịp tim từ từ liên tục.

- Nguy cơ bệnh đường ruột mạn tính khác, viêm đại tràng: Những trẻ nhỏ tiếp xúc với khói thuốc có nguy cơ bị loét đại tràng tăng gấp 2 lần so với trẻ không tiếp xúc.

- Hen suyễn: Trẻ nhỏ tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá trong những năm đầu đời rất dễ bị hen suyễn. 

- Hội chứng đột tử khi ngủ: Trẻ tiếp xúc nhiều với khói thuốc có nguy cơ mắc phải hội chứng đột tử khi ngủ gấp hai lần.

Nguồn: Tổng hợp