Mấy ngày gần đây, nhiều chuỗi lây nhiễm mới xuất hiện ở các địa phương xuất phát từ nguồn lây là người từ TPHCM và một số tỉnh phía Nam di chuyển về quê. Hôm qua, báo chí đăng tải thông tin Bộ trưởng BYT lo lắng về nguy cơ có đợt bùng phát dịch nữa trong thời gian sắp tới nữa đấy mọi người ạ.

Nhiều người sẽ thắc mắc vì sao có một số trường hợp từ TPHCM về vốn là F0 đã khỏi nhưng về tới Hà Nội (hay các địa phương khác) lại phát hiện dương tính. 

Nay mình có đọc được thông tin trên báo Infonet cũng có nói cụ thể về vấn đề tái dương tính này, mình chia sẻ bên dưới những ai thắc mắc thì có thể tham khảo nha. Tốt nhất là trong thời gian này mọi người nên đề phòng mọi nguy cơ dù là ít thì mới chặn được các con đường lây lan của virus.

hình ảnh

Nhiều người từ TPHCM về phát hiện dương tính. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Tại sao nhiều người đã khỏi ở TPHCM về địa phương khác lại dương tính

Các bác sĩ giải thích rằng, có những bệnh nhân nCov tái dương sau khi đã khỏi bệnh vài tháng, cũng có người kéo dài tình trạng dương tính tới tận 2, 3 tháng dù các triệu chứng của bệnh đã không còn nữa.

Theo thông báo của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội ngày 22/10: Có hai trường hợp bệnh nhân nCov mới đó là trường hợp một bệnh nhân nữ ở Tây Hồ. Các bệnh nhân là người về từ thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20/10 được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính.

Theo chia sẻ của bệnh nhân trên trang cá nhân thì trước đó bà đã mắc nCov tại TP.HCM, sau đó khỏi bệnh bà mới ra Hà Nội. Việc người mắc nCov đã khỏi nhưng ra Hà Nội xét nghiệm vẫn dương tính với nCov dù hiếm song hoàn toàn có thể xảy ra.

Thạc sĩ, BS Nguyễn Quốc Thái – trung tâm Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội nói rằng: Có nhiều giả thuyết cho các trường hợp này:

- Thứ nhất, xét nghiệm có thể có xác xuất âm tính giả, dương tính giả, thời điểm lấy mẫu hay cách lấy mẫu.

- Thứ hai, việc xét nghiệm dương tính kéo dài xuất hiện rất nhiều ở bệnh nhân nCov. Ban đầu các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện trong 5 - 10 ngày đầu nhiễm virus sau đó dù họ không còn triệu chứng của bệnh nữa nhưng các kết quả vẫn dương tính. Thậm chí có các nghiên cứu chỉ ra có bệnh nhân nCov có thể dương tính kéo dài tới 2, 3 tháng sau khi nhiễm.

- Thứ ba, khả năng tái dương tính. Một người khi mắc nCov được theo dõi cách ly tại bệnh viện có xét nghiệm âm tính khi trở lại địa phương được theo dõi tiếp tục có kết quả tái dương tính cũng được ghi nhận nhiều ở nước ta từ khi có dịch nCov.

Có thể hiểu, tái dương là khi một người nhiễm SARS-CoV-2, sau khi khỏi bệnh, bỗng một ngày xét nghiệm RT-PCR cho kết quả dương tính mà không có triệu chứng nào.

Tái dương tính cũng không có nguy cơ lây lan cho cộng đồng

Và tỉ lệ tái dương lên đến 14% và có thể xảy ra ở thời điểm 90 ngày sau nhiễm nha mọi người. Việc tái dương là do virus hay xác virus còn sót lại. Khi đem nuôi cấy, số virus này sẽ không mọc, không có sự nhân lên của virus và không có khả năng lây nhiễm.

Thực tế đã cho thấy, trong số nhiều người mắc bệnh sau khi khỏi bệnh, trong vòng 3 tháng từ khi nhiễm, xét nghiệm RT-PCR vẫn có thể dương (thường CT trên 30). Những trường hợp này không gọi là bị nhiễm và không cần cách ly, điều trị. Vì khi xét nghiệm RT-PCR, độ nhạy của xét nghiệm này rất cao nên phát hiện kết quả dương tính chỉ là các phần mảnh ARN của virus (xác virus).

Xét nghiệm này là xét nghiệm kháng nguyên, không phải xét nghiệm kháng thể nên trường hợp bệnh nhân ở TP.HCM về Hà Nội nếu đã khỏi nCov mà xét nghiệm dương tính có thể là xác virus, tái dương tính cũng không có nguy cơ lây lan cho cộng đồng nha mọi người.

hình ảnhĐã khỏi nCoV vẫn có thể tái dương tính. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Trường hợp cuối cùng Thạc sĩ, BS Nguyễn Quốc Thái  nói tới đó là: Người trực tiếp tham gia hỗ trợ TP.HCM trong công tác phòng chống nCov. Thạc sĩ Thái cho biết, có thời điểm TP.HCM quá tải y tế, người nhiễm bệnh không liên hệ được với cơ sở y tế nên họ tự theo dõi tại nhà. Có những người có triệu chứng của nCov nên mua test nhanh về tự test và khi hết triệu chứng thì họ tự coi như bệnh đã khỏi, không có test khẳng định âm tính lại. Có người thì mua test nhanh về tự test âm tính và coi như đã khỏi.

Trong khi đó, để xác định âm tính phải được cơ quan y tế hỗ trợ xét nghiệm bằng PCR mới hoàn toàn chính xác. Việc lấy mẫu cũng như cách thức lấy mẫu như thế nào cũng rất quan trọng để khẳng định mẫu đó âm tính hay dương tính đó mọi người.

Đối với những trường hợp người dân tự thực hiện xét nghiệm test nhanh nCov tại nhà cần lưu ý mỗi bộ kit xét nghiệm nhanh sẽ có hướng dẫn sử dụng khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất. Người thực hiện cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi lấy mẫu.‏

‏Đồng thời kết quả test nhanh có thể cho kết quả dương tính giả hoặc âm tính giả, do đó nếu xét nghiệm có kết quả âm tính, người dân cũng không được chủ quan; nếu xét nghiệm dương tính, người dân phải bình tĩnh báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất.‏

Với điều kiện như hiện tại, Thạc sĩ Thái khuyến cáo người dân vẫn cần tuân thủ 5K. Bởi nếu tuân thủ nguyên tắc 5K thì nguy cơ lây nhiễm sẽ bị chặn đứng. Đối với người từ các tỉnh phía nam về cần tuân thủ cách ly tại nhà, khai báo y tế trung thực.

Những thông tin trên hoàn toàn chính xác mình đọc được trên báo thấy hay nên chia sẻ lại để mọi người cùng nắm rõ vấn đề tái dương tính ở một số bệnh nhân đã khỏi nCov nha. Trong mọi trường hợp chúng ta cần hết sức bình tĩnh, thực hiện tốt 5k thì vấn đề lây nhiễm cũng sẽ an toàn hơn rất nhiều rồi. Theo đó chúng ta cũng nên tiêm phòng vaccine đầy đủ, để đảm bảo tốt nhất trong các phương diện phòng chống virus nCov “tái xuất” cộng động.

Nguồn tổng hợp