Mọi người ơi, mình nghĩ đã đến lúc các mẹ không nên đặt nặng vấn đề thành tích lên vai con trẻ quá nhiều. Bởi vì mình đã chứng kiến rất nhiều cảnh tượng thương tâm do áp lực từ cha mẹ rồi ấy. Như trường hợp một bạn nhỏ mà mình mới đọc thấy trên báo đây cũng vậy. Bản thân là con ngoan trò giỏi, ai cũng tự hào nhưng mấy người biết bên trong cô bé cảm thấy mệt mỏi như thế nào. Mình đọc mà thấy mệt thật sự thay cho những đứa bé như vậy luôn ấy.

hình ảnh

Ảnh minh họa, internet

Con ngoan trò giỏi cũng…trầm cảm

Đó là trường hợp của Linh, một nữ sinh lớp 8 ở Hà Nội. Là con thứ 2 trong gia đình có 3 người con, Linh hiện sống cùng bố mẹ, chị gái và em trai, kinh tế của gia đình bình thường, mọi người trong nhà sống hòa thuận, không có mâu thuẫn.

Nhiều năm lần, Linh đều là học sinh khá giỏi, biểu hiện bình thường. Thế nhưng khoảng 1 năm trước, Linh thường xuyên thấy buồn chán, có suy nghĩ tiêu cực, kết quả học tập giảm sút, không còn thấy hứng thú với các sở thích và ước mơ thi vào trường y như thuở trước nữa.

1 tháng trước khi nhập viện, Linh luôn có ảo giác là nghe thấy tiếng nói của bố mẹ bên tai khiến em cảm thấy buồn chán nhiều hơn. Dần dà, Linh dần không tập trung, ít giao tiếp, ngủ ít hơn, khó vào giấc, chán ăn, ăn không ngon miệng. Nguy hiểm hơn là chẳng biết từ lúc nào, em cho rằng mình không đáng sống, đã có lần Linh uống thuốc ngủ để tự kết liễu cuộc sống nhưng không thành công.

hình ảnh

Bác sĩ khoa tâm thần khám cho bệnh nhân. Ảnh: VNE

Khi ấy, gia đình phát hiện Linh bất thường nên đã đưa con tới Viện sức khỏe tâm thần, BV Bạch Mai để khám và điều trị vào hôm 2/1. Bác sĩ điều trị cho Linh suốt 10 ngày, luôn ở bên cạnh em quan sát ý định và hành vi của em mới khiến em mở lòng. Khi ấy, Linh mới kể rằng em bị bạo lực học đường từ hồi tiểu học. Đến năm lớp 8, Linh bị anh họ x.â.m h.ạ.i 2 lần nhưng không dám nói với bố mẹ vì sợ gia đình thất vọng. Em cũng luôn cố gắng hết mình để học tập mong sao thành tích của mình tốt để bố mẹ và thầy cô hài lòng. Thế nhưng tới khi tinh thần mệt mỏi, không thể chịu đựng được áp lực nữa thì Linh quyết định uống thuốc ngủ để tự ‘giải thoát’ cho bản thân.

Sau 12 ngày điều trị, người nhà cho biết Linh đã tỉnh táo và mở lòng hơn với bố mẹ. Em có thể ăn, ngủ nhiều hơn, tâm sự khúc mắc trong lòng của bản thân với mẹ và bác sĩ. Chỉ có điều em vẫn còn nghe thấy tiếng vọng trong đầu và mơ thấy ác mộng, có cảm giác thù hận người khác.

Bác sĩ điều trị cho Linh chia sẻ: Linh bị sang chấn tâm lý lớn, mắc hội chứng trầm cảm nên mới có ý định kết thúc cuộc đời. Vì thế, Linh sẽ phải điều trị trong thời gian dài thì mới có thể bình phục được.

TS. Dương Minh Tâm (Trưởng phòng điều trị rối loạn liên quan tới stress) cho biết: Xã hội càng phát triển thì độ tuổi trẻ vị thành niên bị trầm cảm càng tăng. Trong đó, độ tuổi cấp 2 -3 là chiếm đa số. Đáng sợ hơn là những đứa trẻ bị trầm cảm lại là học sinh ngoan có học lực khá, giỏi.

Nguyên nhân là do những đứa trẻ không dám tâm sự với bố mẹ. Còn bố mẹ thì không nhận ra con có triệu chứng bất thường cũng không thừa nhận con cái đang có vấn đề về tâ lý. Theo TS. Tâm, lý do khiến trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên bị trầm cảm thường xuất phát từ mâu thuẫn giữa bản thân trẻ với quan niệm ‘con ngoan, trò giỏi’ trong xã hội. Nhiều bệnh nhân đinh ninh rằng trẻ thì phải nghe lời bố mẹ, thầy cô, tuân thủ tất cả yêu cầu của cha mẹ, thầy cô đặt ra. Thế nhưng trong thâm tâm các em thực sự không hài lòng với điều đó. Khi có sở thích, mối quan tâm cá nhân lại không dám thể hiện vì sợ. Từ đó gây ra các xung đột nội tâm.

Một nguyên nhân nữa gây ra trầm cảm ở trẻ là thành tích học tập. Thường thì các em đã cố gắng nhưng lại không đạt được kết quả làm thỏa mãn thầy cô, gia đình. Áp lực vô hình đó đè nặng lên vai trẻ khiến chúng bị stress, dần dần dẫn tới trầm cảm. ‘Trẻ càng học giỏi thì áp lực thành tích càng nhiều’, BS. Tâm chi hay.

Hơn nữa, trong độ tuổi vị thành niên cũng là lúc trẻ dậy thì nên nội tiết và sinh lý thay đổi. Khi ấy, trẻ có tình cảm với bạn bè xung quanh nhưng lại luôn vì nhà trường, thầy cô, gia đình cấm cản vì ‘không chịu tập trung học tập’. Điều đó khiến trẻ bị đè nén, không dám bộc lộ bản thân, có các mâu thuẫn trong nội tâm và gây ra tình trạng trầm cảm. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ ngoan, học giỏi bị trầm cảm chứ bản thân học tập thì không gây ra trầm cảm.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng trẻ bị trầm cảm

Khi bị trầm cảm, trẻ thường có biểu hiện:

+ Khí sắc trầm vì trẻ không giải thích được nguyên nhân, hay cáu kỉnh, giảm hứng thú trong học tập…

+ Không tập trung được để học tập khiến kết quả học tập giảm sút.

+ Trẻ tự cô lập bản thân, không muốn giao tiếp hay tham gia các hoạt động đoàn thể, khó chịu với bạn bè, thờ ơ, ít quan tâm tới những gì diễn ra xung quanh.

+ Trẻ bị chán ăn, không có hứng thú trong ăn uống dẫn tới việc bé bị giảm cân.

+ Bị rối loạn giấc ngủ khiến trẻ ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường, trong giấc ngủ thì thường xuyên bị gặp ác mộng.

+ Rối loạn hành vi như quậy phá, hành vi chống đối xã hội.

+ Có ý định hoặc thực hiện hành vi tự sát

Nguồn: tổng hơp