Ấn Độ hiện vẫn đang phải đối mặt với làn sóng dịch nCoV do biến chủng Delta gây ra. Nó khiến hệ thống y tế nước này bị tê liệt. Cứ tưởng thế đã là quá đủ với dân Ấn rồi. Nhưng không hề. Nước này còn đang phải đối mặt với một loại virus khác cũng rất nguy hiểm. Đó là virus Nipah. Đã có người qua đời vì nhiễm loại virus này.

Thực ra loại virus này không phải mới, nó đã từng xuất hiện trong quá khứ tại Ấn Độ. Tuy nhiên, giờ này khi đang phải đối mặt với nCoV, sự xuất hiện trở lại của nó thực sự là vấn đề lớn. Mới đây, chia sẻ với báo chí, nhiều chuyên gia nhận định virus Nipah có thể trở thành mối đe dọa toàn cầu.

hình ảnh

Virus Nipah xuất hiện ở Ấn Độ. Ảnh: Internet

Chuyên gia cảnh báo: Virus Nipah có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng với thế giới giống như nCoV

Đài Sputnik của Nga cho hay: Tốc độ lây truyền của virus Nipah không quá cao. Song, theo GS. TS. Stephen Luby (ĐH Stanford – Mỹ), virus này có nguy cơ sẽ trở thành mối đe dọa toàn cầu trong tương lai. Ông cho biết: Khi có những trường hợp người nhiễm virus Nipah ‘siêu lây nhiễm’ thì tốc độ lây truyền trung bình của virus là ‘ít hơn 1 người trên 1 lần nhiễm’.

‘Dù vậy, mỗi lần 1 người bị nhiễm virus, Nipah sẽ có cơ hội xâm nhập vào một môi trường mới và tìm cách thích nghi với cơ thể con người, sau đó tiếp tục lây lan. Điều này có thể là nguyên nhân châm ngòi cho sự xuất hiện của một chủng Nipah mới có khả năng lây nhiễm giữa người và người cao hơn. Từ đó, có thể dẫn tới đại dịch’, GS. Luby cảnh báo.

Những người nhiễm virus Nipah có thể phục hồi song tỷ lệ người không qua khỏi lại rất cao. Năm 2018, khi Nipah lần đầu xuất hiện ở bang Kerala, chỉ có 2 trong số 19 người nhiễm sống sống.

May mắn là tỉ lệ lây nhiễm của nó khá thấp do người bệnh chỉ lây lan virus khi đã có triệu chứng xuất hiện. Điều này có phần may mắn hơn so với nCoV.

‘Tỉ lệ qua đời vì virus Nipah có thể lên tới 70% nên nó có thể trở thành một trong những đại dịch tồi tệ nhất mà nhân loại phải đối mặt’, ông nói. Vì thế, việc cần làm hiện tại là tiếp tục đầu tư vào chiến lược nhằm giảm nguy cơ bùng dịch mạnh mẽ. Đồng thời, phát triển các biện pháp đối phó với hàng loạt mầm bệnh có nguy cơ cao.

Mặc dù đã xuất hiện từ năm 2018 nhưng tới nay, các nghiên cứu phát triển vắc xin ngừa virus Nipha chỉ mới đang được tiến hành dù nó đã xuất hiện cách đây mấy năm.

TS. K. Puthiyaveettil Aravindan (Trường Cao đẳng Y tế Kozhikode - Ấn Độ) cũng bày tỏ mối lo ngại về sự lây lan của virus Nipah trong tương lai. Ông cho rằng, Kerala có thể không phải là điểm nóng duy nhất. Mà có khi hệ thống y tế ở các bang khác của Ấn Độ chưa truy vết được Nipah mà thôi.

hình ảnh

Tỉ lệ người mất vì Nipah ở mức cao. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Vị chuyên gia này cũng cảnh báo về nguy cơ Nipah có thể biến đổi về mặt di truyền. Điều đó khiến virus này có thể dễ lây lan hơn ở con người và cho phép tạo ra vật chủ trong các loài dơi mới. Việc Nipah trở thành mối đe dọa toàn cầu như nCoV là có thể xảy ra. Nó liên quan tới một số yếu tố như: thương mại quốc tế, du lịch toàn cầu và biến đổi khí hậu.

Do đó, ông Aravindam nhận định: Cần phải nhanh chóng phân tích những loài dơi nào có thể mang mầm bệnh. Và nơi chúng sinh sống liệu có thêm động vật chủ trung gian nào khác không.

Hiện tại, virus Nipah ở Kerala dường như đã được kiểm soát. Song, ‘chừng nào chúng ta còn chưa biết rõ về loại virus này thì không thể loại trừ khả năng bùng phát dịch bệnh được’, PGS. TS. Thekkumkara Surendran Anish (Trường Cao đẳng Y tế Chính phủ ở Thiruvananthapuram) nhận định.

Trước đó, virus Nipah đã khiến một cậu bé 12 tuổi sống tại quận Kozhikode của bang Kerala của Ấn Độ qua đời vào hôm 5/9. Cậu bé bị sốt cao và có triệu chứng viêm não nên đã được đưa tới bệnh viện tư nhân để kiểm tra thì phát hiện đã dương tính với virus này.

Lưc lượng chức năng đã tiến hành truy vết và xác định, cách ly 251 người, trong đó có 30 người thân trong gia đình. 11 mẫu từ những người có quan hệ gần gũi cho kết quả âm tính. Việc cậu bé nhiễm virus thế này đến nay vẫn còn là một bài toán chưa có lời giải.

Triệu chứng của Nipah bao gồm: sốt, ho, đau họng, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn và viêm não. Thời gian ủ bệnh của nó dao động trung bình từ 4 – 14 ngày. Tuy nhiên, tới nay đã có trường hợp ủ bệnh dài nhất là 45 ngày.

Đây là những thông tin mà báo chí đã đăng tải trong suốt những ngày qua. Có thể thấy, về mức độ nguy hiểm thì Nipah có khi còn nguy hiểm hơn nCoV. Nhưng may mắn là tỉ lệ lây nhiễm của nó thấp. Mong rằng thời gian tới, vắc xin sẽ sớm được điều chế, như thế thì chúng ta cũng đỡ phải 'nơm nớp' lo sợ hơn.

Nguồn: Tổng hợp