Các bệnh về dạ dày như đau dạ dày, viêm dạ dày… đang ngày một phổ biến hơn hẳn. Số lượng người mắc cứ tăng lên hàng năm, mà rất dễ gặp ở người trẻ tuổi. Lý do là vì người trẻ thì có lối sống, sinh hoạt, chế độ ăn uống không khoa học liên quan tới lịch làm việc và môi trường sống. Có những người vì chạy deadline cho kịp mà thường xuyên quá bữa mới ăn, rồi thì toàn dùng đồ ăn nhanh, uống nước có ga hại sức khỏe.

Có thể cũng vì sự phổ biến của các bệnh liên quan tới dạ dày nên mới khiến mọi người ‘bình thường hóa’ căn bệnh, chẳng chịu điều trị tận gốc gì. Để cuối cùng rồi nó phát triển thành ung thư.

Điển hình là câu chuyện mà mình vừa đọc được trên báo đây. Người phụ nữ 36 tuổi có thói quen sinh hoạt khá lành mạnh nhưng cuối cùng lại vì sự chủ quan mà dính ‘án’ ung thư.

Câu chuyện chắc nhiều người cũng thấy bản thân trong đó. Mình chia sẻ để chúng ta cùng rút kinh nghiệm nhé, đừng để đến lúc muộn rồi mới hối hận.

hình ảnh

Nội soi dạ dày sớm phát hiện ung thư. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Người phụ nữ phát hiện ung thư dạ dày khi mới 36 tuổi

Cô Lưu năm nay 36 tuổi làm nội trợ. Cuối 2019, cô luôn cảm thấy đay bụng, bụng chướng lên khi ăn. Cô có cảm giác hình như có thứ gì đó trong bụng mình. Tuy nhiên, cô không mấy để tâm và chỉ nghĩ rằng mình bị viêm dạ dày như trước mà thôi nên dùng thuốc uống.

Sau 3 tuần không thấy triệu chứng thuyên giảm, cô quyết định đến bệnh viện khám vào hồi tháng 1/2020. Bác sĩ đề nghị cô đi nội soi dạ dày. Kết quả, bác sĩ phát hiện cô bị ung thư biểu mô tế bào vòng niêm mạc dạ dày, tiến triển tại chỗ với di căn hạch ngoại vi. Nhìn kết quả, bác sĩ thở dài và đề nghị cô làm phẫu thuật càng sớm càng tốt.

Như vậy, từ khi khởi phát cơn đau dạ dày tới khi phát hiện ra bệnh ung thư chỉ vỏn vẹn trong 3 tuần. Thế nên, với bất kì triệu chứng nào bạn cũng đừng chủ quan.

hình ảnh

Sau khi đi nội soi, người phụ nữ phát hiện ung thư. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Quá trình tiến triển từ viêm đến ung thư dạ dày thế nào?

Viêm loét dạ dày cấp hoặc mạn tính có ảnh hưởng lớn tới một bộ phận quan trọng làm nhiệm vụ thực dưỡng cho cơ thể. Loét dạ dày chủ yếu là do vi khuẩn HP gây ra, nó thường là vết loét hở vi khuẩn nên có thể lây nhiễm dễ dàng. Đó là lý do vì sao mà chúng ta không nên thờ ơ với viêm loét dạ dày.

Với người bình thường, mặt trong của dạ dày được bao phủ bởi một lớp áo trơn láng, hồng hào và rất đẹp mắt. Tuy nhiên, khi lớp áo phủ này không còn đẹp nữa mà trở nên sần sùi, trầy xước, sưng phù thậm chí là xuất huyết lốm đốm như ban đỏ thì tức là bạn đã bị viêm loét dạ dày.

Khi bị viêm loét dạ dày mạn tính nó sẽ bào mòn lớp niêm mạc dạ dày và gây ra dị sản hoặc loạn sản. Đây là các thay đổi tiền ung thư trong tế bào và sẽ dẫn tới ung thư nếu không được điều trị.

Quá trình từ viêm dạ dày tới ung thư dạ dày diễn tiến chậm qua nhiều năm, qua nhiều giai đoạn trung gian với sự biến đổi tế bào của lớp áo phủ bên trong dạ dày trước khi hình thành ung thư.

Các giai đoạn trung gian này bao gồm teo niêm mạc dạ dày, chuyển sản ruột, nghịch sản.

Vậy những yếu tố nào khiến viêm dạ dày không ‘vâng lời’ mà chuyển thành ung thư?

Theo các chuyên gia, đó là hệ quả của một loạt sự phối hợp của nhiều yếu tố cùng tác động. Trong đó vai trò của nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày là nguyên nhân lớn nhất. Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác như:

+ Chế độ ăn nhiều muối, nhiều chất nitrite, nhiều thức ăn bị cháy khét.

+ Hút thuốc lá.

+ Yếu tố di truyền như trong gia đình, bà con ruột thịt có người đã từng bị ung thư dạ dày.

+ Từng làm phẫu thuật cắt bỏ 1 phần dạ dày trước đó làm thay đổi độ PH bình thường trong dạ dày có thể dẫn tới ung thư về sau.

+ Béo phì mà nhất là bị béo bụng làm tăng nguy cơ bị ung thư vùng nối dạ dày – thực quản.

+ Nhiễm phóng xạ.

Từ những thông tin này trên báo chí, có thể thấy rằng từ khi bị viêm tới ung thư đều có quá trình, có giai đoạn cả. Vì thế, một khi bị viêm hoặc mắc bất cứ bệnh dạ dày nào mọi người cũng cần lưu tâm, không được tạo ra ‘sơ hở’ để tế bào ung thư có cơ hội xuất hiện nhé.

Nguồn: Tổng hợp