Nhà mình được cả nhà đều thích uống trà đặc, nhất là lúc sáng sớm, uống 1 tách trà đặc là tỉnh táo luôn ấy. Tuy nhiên, uống trà đặc có tốt không các mẹ? Tại mình mới đọc trên báo thấy bảo việc uống trà đặc không tốt cho sức khỏe, nó có thể ảnh hưởng tới thận, gây thiếu sắt và nhiều thứ khác.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Giảm khả năng hấp thu sắt

Trong trà có chứa chất tannin với khả năng chống oxy hóa. Thế nhưng khi chúng ta pha trà quá đặc, lượng tannin nhiều quá mức cho phép sẽ kết dính với phân tử sắt trong thực phẩm sẽ tạo thành lớp màng dày ngăn cản cơ thể hấp thụ sắt. Vì thế, nếu cứ duy trì thói quen này thường xuyên thì bạn sẽ rất dễ bị thiếu sắt dẫn tới thiếu máu.

Hại dạ dày

Uống trà đặc gây hại dạ dày vì trong trà đặc có chứa nhiều chất caffeine, theophylline… những chất này khi đi vào cơ thể sẽ kích thích thành dạ dày tăng tiết axit. Chu trình này nếu lặp lại lâu dài sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị bào mòn, tổn thương, viêm, sưng huyết, phù thũng. Hệ quả là bạn sẽ bị viêm loét dạ dày khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng.

Táo bón

Khi uống trà đặc quá sẽ ngăn cản quá trình ‘tống khứ’ những chất cặn bã ra khỏi ruột. Từ đó gây nên hiện tượng táo bón dai dẳng, nghiêm trọng. Vì thế, nếu muốn uống trà hàng ngày thì bạn chỉ nên uống trà nhạt nhạt thôi nhé. Ngoài ra, chất axit tanic trong trà đặc còn kết hợp với protein và vitamin B1 trong thực phẩm khiến hệ tiêu hóa hoạt động không bình thường, gây táo bón.

Mất ngủ

Trong trà bình thường có chứa 2 – 5% caffeine nhưng trong trà đặc thì con số này lớn hơn nhiều. Mỗi tách trà đặc có chứa khoảng 100mg caffeine khiến bạn luôn trong tình trạng tinh thần hung phấn, khó ngủ. Dần dần, bạn sẽ bị mất ngủ, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Hại thận

Trong trà đặc có chứa nhiều florua. Vì thế, nếu chúng ta uống trà đặc thường xuyên sẽ khiến thận bị tổn thương. Lý do là vì trong cơ thể thận chính là cơ quan lọc florua nhưng nếu lượng florua quá cao sẽ vượt quá quá khả năng lọc của thận. Khi đó, chất này sẽ đọng lại trong cơ thể và hình thành sỏi thận.

Phá hủy cấu trúc xương

Không chỉ ức chế tá tràng hấp thu canxi mà caffeine trong trà đặc còn khiến quá trình bài tiết canxi qua nước tiểu diễn ra nhanh hơn. Khi đó, xương sẽ bị thiếu canxi dẫn tới nguy cơ cao bị loãng xương, dễ gãy xương.

Khiến răng bị ố màu

Nước trà đặc khiến răng bị vàng, ố màu, nhiều cao răng khiến hàm răng bạn không còn trắng sáng. Hơn nữa, lớp vôi răng bên ngoài nếu quá dày còn ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng, dễ gây hôi miệng.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Vì trong trà đặc có nhiều caffeine nên nếu uống nhiều trong thời gian dài sẽ khiến bạn hay bị bất an, lo lắng, đánh trống ngực, mất ngủ. Việc này là một trong những nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao. Hơn nữa, khi nạp lượng lớn caffeine vào cơ thể còn khiến tim đập nhanh dẫn tới hiện tượng thở nhanh, tăng lưu lượng máu, gây rối loạn nhịp tim. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng những người có tiền sử bị bệnh tim mạch thì nên tránh xa trà đặc. Ngoài ra, trà đặc còn có thể gây suy tim, thậm chí là khiến bệnh nhân tim mạch có thể t.ử vong.

Nguồn: Tổng hợp