Đợt này không biết sao mà mẹ chồng mình liên tục kêu đau ở tai, gáy, trán, mặt mà không phải đau thoáng rồi thôi đâu. Cơn đau nó kéo dài liên tục luôn ấy, mức độ cơn đau thì càng ngày càng nặng hơn. Từ đầu mẹ chồng mình cũng không định đi khám đâu nhưng sau đau quá nên mới đi. Kết quả, bác sĩ chẩn đoán mẹ chồng mình bị hội chứng đau nhức sọ mặt.

Mình cũng có đọc được trên báo bài viết do PGS. TS Phạm Thị Bích Đào (ĐH Y Hà Nội) chia sẻ về vấn đề này đấy các mẹ.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Hội chứng đau nhức sọ mặt là gì?

Theo BS. Đào thì người mắc hội chứng đau nhức sọ mặt có biểu hiện đau liên tục ở vùng tai, gáy, trán, da mặt… một thời gian dài, những cơn đau xuất hiện thưa thớt với nhiều mức độ khác nhau. Thường thì bệnh nhân sẽ bỏ qua cho là trúng gió hoặc đau mỏi nên xoa bóp một hồi là hết. Tới khi bệnh nhân đau dữ dội cả nửa mặt thậm chí có người còn bị loạn nhịp tim thì mới vội vã đi bệnh viện. Y học xếp những biểu hiện này vào hội chứng đau nhức sọ mặt.

Nguyên nhân gây ra bệnh này có liên quan tới dây thần kinh vùng sọ mặt như: dây thần kinh số 5, 9 và 10. Trong đó, dây thần kinh số 5 chi phối cảm giác các xoang mặt, vùng mặt, da đầu, đáy sọ còn dây số 9 và 10 chi phối vùng họng và tai. Người bị hội chứng đau nhức sọ mặt thường bị đau dây thần kinh số 5 hơn là số 9 và 10.

Ban đầu, người mắc bệnh này chỉ đau âm ỉ ở vùng mặt, thời gian đau ngắn, các cơn đau thưa thớt. Tuy nhiên, càng ngày về sau thì bệnh tình tiến triển ngày một nặng hơn và gây ra những cơn đau kéo dài, thường xuyên và đặc biệt dữ dội ở nữ giới. Bệnh này ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống khiến bệnh nhân mệt mỏi, hệ thống mạch máu vùng mặt bị co thắt, giảm chất lượng cuộc sống.

Dấu hiệu của hội chứng đau nhức sọ mặt gồm:

+ Cơn đau khi khởi phát dữ dội như dao đâm hoặc cảm giác như điện giật, nóng rát.

+ Các cơn đau thường xuất hiện ở má, hàm, răng, lợi, môi, amidan, ống tai ngoài, đáy lưỡi sau đó là lan ra phía tai, góc hàm, sau gáy thậm chí là lan tới mắt và trán.

+ Cơn đau tăng lên khi nuốt, ho hoặc xoay đầu nhưng khi nói, há miệng và nhai thì lại không đau đớn gì.

+ Cơn đau kèm theo ho và tiết nước bọt nhiều, bệnh nặng sẽ bị loạn nhịp tim.

+ Cơn đau của hội chứng đau nhức sọ mặt thường tập trung tại 1 điểm hoặc lan rộng ra nhưng thường gặp ở bên trái. Thời gian đau đớn chỉ từ vài giây tới vài phút lúc ban đầu nhưng sau đó sẽ kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng hoặc có khi là lâu hơn.

Đối tượng dễ bị mắc hội chứng đau nhức sọ mặt

Những đối tượng dễ mắc hội chứng đau nhức sọ mặt gồm:

+ Người bị viêm nhiễm vùng tai mũi họng.

+ Người bị viêm mũi, viêm xoang, viêm nhiễm vùng mắt

+ Người bị zonna virus

+ Người bị hội chứng cổ, cơ địa dị ứng

+ Những người mới bị chấn thương vùng sọ mặt

+ Người có các khối u vùng mũi, xoang, tai, họng như ung thư tai, ung thư hàm, ung thư vòm họng, ung thư amidan, ung thư thanh quản, ung thư hạ họng…

+ Người có cơ thể bị thay đổi nội tiết như: tiền mãn kinh, hậu cắt tuyến giáp.

Nguồn: Tổng hợp