Mọi người chắc cũng đã nghe thông tin cô vít đang quay trở lại rồi đúng không? Mỗi ngày thêm rất nhiều ca mắc mới, cũng có những ca phải thở oxy, thậm chí có người đã 'về trời' trong mấy ngày dịch tăng vừa qua.

Đáng nói là giờ đây, rất nhiều người có quan điểm rằng, cô vít cũng bình thường thôi mà, không phải cách ly gì đâu, cứ sinh hoạt bình thường rồi vài ngày là khỏi. Liệu quan điểm này có đúng không và điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có tâm lý 'không mấy bận tâm' như vậy.

Hôm nay mình lên báo đã đọc được bài chia sẻ này rất hay, mình chia sẻ lại câu chuyện ở đây để mỗi người đọc xong sẽ có câu trả lời cho chính mình và biết mình cần phải làm gì trong thời điểm này nhé.

Cụ thể là 2 tuần trước, anh Sơn (28 tuổi, nhà ở Cầu Giấy) bắt đầu thấy có cảm giác đau họng, ho nhẹ, không sốt. Lúc đầu nghĩ mình bị cảm cúm nên anh vẫn đi làm, không đeo khẩu trang và sinh hoạt với mọi người trong gia đình như bình thường. 

hình ảnh

Anh Sơn test nhanh, ảnh: VNE

2 ngày sau thấy nghi ngờ nên anh tự test nhanh, kết quả không ngoài dự đoán là đã dương tính nCoV. Tuy nhiên vì đây là lần F0 thứ 2, cộng với việc nhìn quanh ai cũng mang tâm lý chủ quan không lo sợ nên anh Sơn cũng không uống thuốc hạ sốt, không xông lá, xịt khuẩn, xúc họng và đặc biệt là không cách ly triệt để mà chỉ chú ý theo dõi sức khỏe bản thân.

Anh còn nghĩ "Cô vít thôi mà, chỉ như cúm, cứ sợ nó mãi thì bao giờ mới yên tâm làm ăn được đây". Cũng có lúc anh còn nghĩ mình may mắn vì "dính" trước dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 nên có thể thoải mái đi chơi vào những ngày nghỉ sắp tới.

Tuy nhiên, mọi thứ bắt đầu sau đó 5 ngày. Khi chị gái anh Sơn, anh rể và cháu nhỏ 8 tháng tuổi sống cùng nhà cũng có biểu hiện bệnh.

Đặc biệt là cháu gái anh Sơn lại dính ncov khi vừa mới nằm viện điều trị viêm phế quản. Tình trạng bé sốt cao, nôn trớ, tiêu chảy, phim chụp X- quang cho thấy phổi xấu nên bác sĩ đã chỉ định nhập viện luôn.

Khi cùng chị gái chăm cháu mắc cô vít tại khoa Truyền nhiễm của một bệnh viện tư. Anh Sơn luôn có cảm giác ân hận vì bản thân mình đã làm cả nhà bị lây nhiễm. Đặc biệt,  gia đình chị gái lại rất cẩn thận, luôn đeo khẩu trang và sát khuẩn cả ngày (vì con mới ra viện), nên anh Sơn càng buồn vì rất có thể mình chính là nguồn lây cho mọi người.

hình ảnh

Ở Hà Nội, cô vít và nhiều dịch bệnh khác đang phức tạp, ảnh: VNE

Anh tâm sự: "Nhìn cảnh cháu khóc tím tái khi y tá cắm kim truyền vào ven, tôi thấy rất đau lòng. Giá như tôi cẩn thận ngay từ đầu, biết kiểm tra và cách ly sớm thì sự việc đã không đến mức này".

Tương tự như trường hợp của anh Sơn, chị  Lan (48 tuổi, ở Tây Hồ) cũng coi cô vít là 'cúm vặt' nên không cách ly khi nhiễm. Khi thấy chồng test ở cơ quan lên hai vạch dương tính. Lúc này, chồng chị chỉ thấy người hơi mệt, không sốt, không ho hay chảy nước mũi hay mất khứu giác, vị giác như lần mắc trước vào tháng 2/2022. Vì vậy, chồng chị cũng không đeo khẩu trang hay cách ly mà vẫn sinh hoạt cùng gia đình như ngày bình thường.

Bản thân chị Lan cũng ủng hộ chồng vì cho rằng mình đã tiêm ba mũi vaccine, cộng với một lần nhiễm bệnh (tức là có 4 lớp bảo vệ) nên chị cũng sinh hoạt cùng anh như bao ngày khác.

Vậy là 3 ngày sau đó, chị Lan bắt đầu  đau họng, sốt rét, mỏi người, đau đầu, kết quả dương tính nCoV.

Đáng nói là "Lần mắc này nặng hơn đợt đầu tiên, tôi hầu như không thể ngủ, ho và đau đầu như bị 'hành''', chị Lan kể.

Nói về những trường hợp như trên, PGS TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội kiểm soát Nhiễm khuẩn Việt Nam cho biết: Đây chỉ là 2 trong rất nhiều người khi test nhanh thấy mình dương tính nhưng vẫn chủ quan, không cách ly mà tiếp xúc với mọi người như bình thường.

Ông Hùng cho rằng, cả nước đã trải qua 3 năm chống chọi với dịch và hiện vi rút đã được kiểm soát. Hầu hết người dân không còn sợ và thấy loại vi rút gần như vô hại với sinh hoạt và sức khỏe.

"Song, điều này không đồng nghĩa với không còn cô vít", phó giáo sư nói, thêm rằng dịch vẫn đang tiếp diễn, dù cường độ không nguy hiểm như trước. Ngoài ra, cần phải nhớ rằng cô vít vẫn gây biến chứng nặng với nhóm người già, người có bệnh nền, suy giảm miễn dịch.

"Nếu không may mắc bệnh, kể cả không có triệu chứng, chúng ta vẫn có thể trở thành nguồn lây, gây nguy hiểm cho người xung quanh", ông Hùng nói.

Bác sĩ Nguyễn Công Định, Phó giám đốc Trung tâm Khám, điều trị sản phụ khoa và Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khuyến cáo nhóm người nguy cơ như người già, có bệnh nền, đặc biệt là phụ nữ mang thai không được chủ quan. Nhất là bà bầu khi mắc cô vít sẽ nguy cơ rối loạn đông máu và biến chứng cao hơn như rối loạn điện giải, giảm oxy trong máu, suy hô hấp, suy giảm miễn dịch, sinh non, tiền sản giật.

"Kể cả thai phụ trẻ, đã tiêm đủ vaccine vẫn cần theo dõi các dấu hiệu nguy hiểm như giảm SpO2 (nồng độ oxy trong máu), khó thở, sốt cao, tự nhiên mệt mỏi để kịp thời xử trí", ông Định nói, cho rằng nếu không phòng vệ, cơn bão cô vít 19 có nguy cơ quay lại.