* Cách xử lý ngộ độc thực phẩm tại nhà

- Khi bị ngộ độc thức ăn, điều quan trọng là bạn cần phải nôn hết thức ăn đã ăn vào. Tuy nhiên, bạn không nên gây nôn ở trẻ em vì trẻ dễ bị sặc. Sau khi nôn hết, bạn hãy uống các nước chứa khoáng để bù điện giải.

- Nếu người bệnh bị co giật, ngừng thở và ngừng tim, bạn hãy hô hấp nhân tạo. Nếu người bệnh hôn mê, bạn hãy đặt bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên, phòng chất nôn tràn vào phổi. Sau khi sơ cứu, bạn hãy nhanh chóng đưa người bệnh vào bệnh viện để được điều trị.

* Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của ngộ độc thực phẩm

- Để cho dạ dày được nghỉ, bạn không nên ăn uống trong vài giờ.

- Hãy thử ngậm viên đá nhỏ hoặc uống từng ngụm nước nhỏ. Bạn có thể húp nước canh.

- Khi bắt đầu ăn uống lại, bạn nên chọn những thức ăn nhạt, ít béo, dễ tiêu hóa như bánh mì nướng, rau câu, chuối và cơm.

- Nghỉ ngơi nhiều hơn do bệnh và mất nước khiến bạn yếu đi và mệt mỏi.

* Ngộ độc thực phẩm nên ăn 

- Khi sau khi nôn hết thức ăn, cơ thể sẽ rất yếu. Vì vậy, người bệnh phải chú ý dùng các loại thực phẩm không gây khó chịu. Một số thực phẩm bạn nên dùng khi bạn bị ngộ độc thực phẩm như:

- Nước. Khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn thường bị nôn và tiêu chảy, do đó cơ thể mất nước rất nhiều, từ đó mất cân bằng điện giải. Vì vậy, việc bổ sung nước sau khi ngộ độc thức ăn là rất quan trọng. Bên cạnh nước, bạn cũng có thể uống oresol để bù chất điện giải cho cơ thể.

- Các loại thức ăn nhẹ và dễ tiêu hóa. Sau khi bị ngộ độc thực phẩm, ruột thường rất yếu. Vì vậy, bạn hãy chọn những món ăn dễ tiêu hóa để ruột tránh làm việc quá sức. Một số món ăn dễ tiêu hóa như cháo, bột yến mạch, khoai tây nghiền nấu chín, các loại trái cây mềm…

- Thực phẩm chứa lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Việc bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột sau khi bị ngộ độc thức ăn sẽ giúp cân bằng lại hệ vi sinh trong ruột.

Nguồn: hellobacsi