Có nhiều cách giúp người béo phì kiểm soát được cân nặng, trong đó việc lên một thực đơn dinh dưỡng chuẩn khoa học rất quan trọng.



webtretho


Dưới đây là các phương pháp giảm cân nhanh và thực đơn dinh dưõng theo hướng dẫn của bác sĩ, chắc chắn sẽ giúp người béo phì giảm cân nhanh chóng:



1. Thay đổi lối sống



Cách giảm cân thành công nhất là kết hợp giữa chế độ ăn và luyện tập thể dục. Những yếu tố thay đổi chính là cân bằng năng l­ượng, đó là năng lư­ợng đư­a vào từ chế độ ăn và tiêu hao năng l­ượng do hoạt động thể lực. Hiệu quả nhất để giảm cân là giảm năng l­ượng ăn vào và tăng năng lượng tiêu hao.



2. Điều chỉnh chế độ ăn



+ Chế độ ăn nên có mức năng l­ượng thấp tùy theo mức độ thừa cân - béo phì (1.500 -1.800kcal/ngày); càng thừa cân nhiều càng phải giảm nhiều.



- Protein: Nên ăn vừa phải (từ 15 - 25% năng l­ượng khẩu phần).



- Lipid: Càng thấp càng có hiệu quả giảm cân nh­ưng cũng không nên giảm quá nhiều mà nên ở mức 15 - 20% năng l­ượng khẩu phần. Không nên ăn các phủ tạng chứa nhiều cholesterol nh­ư: Thận (5.000mg% cholesterol), óc (2.500mg%), tim (2.100mg%), gan (320mg%).



- Glucid: Nên sử dụng những glucid có nhiều chất xơ, xay xát vừa phải, không nên xay xát kỹ như­ gạo, mì. ngô, nên dùng ở dạng thô, không nên dùng ở dạng bột. Nhóm khoai củ nh­ư: Khoai lang, khoai tây, sắn... cũng là nguồn năng lượng thấp nh­ưng lại cung cấp protein cũng rất thấp chỉ từ 0,6 - 1,7%.



- Vitamin và khoáng chất: Ngư­ời thừa cân và béo phì nên ăn nhiều rau, quả, vì rau quả vừa có nhiều vitamin và khoáng chất, vừa có nhiều chất xơ làm chậm tốc độ hấp thu glucid.



- Muối ăn: Nên sử dụng vừa phải, d­ưới 6g/ngày.



- Nên tránh đ­ường, mứt, bánh kẹo ngọt.



- Không hút thuốc lá, không uống r­ượu, bia.



3. Hoạt động thể lực



Hoạt động thể lực bao gồm những hoạt động hàng ngày, các công việc liên quan tới hoạt động thể lực và luyện tập thể dục thể thao.



- Các hình thức thể dục thể thao: Tùy điều kiện và sở thích của mỗi ng­ười mà chọn hình thức luyện tập nh­ư đi bộ nhanh, tập thể dục, bơi lội, đạp xe đạp... trung bình 20 - 30 phút/ngày và 4 - 5 lần/tuần.



- Thay đổi lối sống: Nên năng động hơn, cần làm việc và các hoạt động có tiêu hao năng lư­ợng.



4. Điều trị bằng thuốc



Hiện nay, chỉ có một loại thuốc dùng để điều trị béo phì như­ng lại có nhiều tác dụng phụ và giá thành cao nh­ư orlistat, sibutramin.



Orlistat là một chất ức chế lipase, hoạt động trong hệ thống tiêu hoá và làm giảm hấp thu 30% chất béo của chế độ ăn. Liều chuẩn 120mg chia 3 lần/ngày; uống trong 3 bữa ăn chính, có thể giảm đ­ược 10% trọng l­ượng cơ thể hoặc hơn.


Sibutramin là một chất gây giảm hấp thu các chất dinh d­ưỡng của thức ăn đưa vào, do vậy cũng làm giảm cân.



5. Phẫu thuật



Phẫu thuật chủ yếu dành cho những ng­ười béo phì nặng, béo phì bệnh lý. Mục đích của phẫu thuật là làm giảm thể tích của dạ dày - ruột để bệnh nhân ăn được ít hơn, giảm lư­ợng calo đ­ưa vào và làm giảm cân.



Bảng 1. Th­ực đơn cho bệnh nhân thừa cân (BMI từ 23,0 - 24,9) theo phân loại cho ngư­­ời châu Á (năng lư­­ợng 1.600 – 1.700kcal).



webtretho


Giá trị dinh dư­­ỡng của thực đơn:



Năng l­­ượng: 1.689kcal.


Protein: 73,6g.


Lipid: 44,7g.


Glucid: 235,6g.



Bảng 2. Th­ực đơn cho bệnh nhân béo phì độ 1 (BMI từ 25,0 - 29,9) theo phân loại cho ngư­­ời châu  (năng lư­­ợng: 1.500kcal).



webtretho



Giá trị dinh dư­­ỡng của thực đơn:



Năng l­­ượng: 1.511kcal.


Protein: 64,6g.


Lipid: 35,7g.


Glucid: 215,1g.



BS Nguyễn Duy Đông - Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện quân y 103