Nãy đọc báo vừa thấy có trường hợp người phụ nữ bị có thai suốt 6 tháng nhưng lúc siêu âm lại không hề có con các mẹ ạ. Đặc biệt là người phụ nữ này mang thai suốt 6 tháng nhưng không hề đi khám lần nào cả. Đến lúc bác sĩ kết luận thì cả nhà cùng vô cùng sốc.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Mang thai suốt 6 tháng không đi khám, người phụ nữ suýt phải cắt bỏ buồng trứng

Theo thông tin từ phía Bệnh viện phụ sản Hải Phòng thì nơi này vừa tiếp nhận bệnh nhân T.T.N (35 tuổi, đang mang thai lần 3). Chị N nhập viện trong tình trạng xuất huyết vùng nhạy cảm nghiêm trọng, toàn thân phù nề với biểu hiện nhiễm độc. Đáng lưu ý, dù đã mang thai ở tháng thứ 6 nhưng bệnh nhân chưa từng đi khám thai bất cứ lần nào.

Bác sĩ cũng đã tiến hành khám và phát hiện ra là hoàn toàn không hề có thai nhi, tất cả chỉ là khối thai trứng toàn phần, thể tích tổ hợp bọng nước ở bánh nhau lên tới 2 lít. Thực ra chị bị mắc chứng 'chửa trứng' chứ không hề có thai. Bác sĩ đã chỉ định mổ gấp để cứu người phụ nữ.

BS. Nguyễn Thị Vân Anh (Khoa phụ 2) cho biết: Tình trạng chửa trứng của chị N là do sự phát triển bất thường của nhau thai. Hoặc cũng có thể là do nguyên bào nuôi của gai nhau phát triển quá nhanh khiến các tổ chức liên kết và mạch máu trong gai nhau phát triển không kịp. Lúc này, gai nhau sẽ bị thoái hóa và hình thành bọng nước.

BS. Vân Anh nhận định: ‘Theo thống kê, chửa trứng là tình trạng hay xuất hiện ở phụ nữ trước 20 tuổi và sau 40 tuổi. Chửa trứng được chia thành 2 dạng là chửa trứng toàn phần (không có thai nhi) và chửa trứng bán phần (có thai nhi hoặc chỉ một phần thai nhi)’.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Những người bị chửa trứng thường có biểu hiện tắt kinh, nghén, vú căng, nghén nặng hơn và bụng to nhanh bất thường nên nếu không đi khám sẽ nhầm lẫn đó là dấu hiệu có thai chứ không biết là bệnh.

Đặc biệt, xuất huyết vùng nhạy cảm là dấu hiệu quan trọng đầu tiên thường có ở bệnh nhân chửa trứng. Bệnh nhân thường bị xuất huyết sớm vào khoảng tháng thứ 2 đến tháng thứ 4. Máu thường ra tự nhiên, có màu đen, đỏ, chảy từng ít một và kéo dài. Đồng thời, bệnh nhân cũng có thể có cơn đau bụng, nước tiểu vàng, vàng da, nhịp tim nhanh, da nóng ẩm, run tay, tuyến giáp to.

Với những trường hợp chửa trứng như chị N, bác sĩ buộc phải lấy khối trứng ra ngoài tử cung bằng cách nong nạo hoặc hút nạo. Nếu thai trứng xâm lấn đâm thủng tử cung thì các bác sĩ phải cắt bỏ toàn bộ tử cung. Cách này thường áp dụng với phụ nữ trên 40 hoặc phụ nữ không muốn có con nữa.

May mắn là chửa trứng không ảnh hưởng tới khả năng tiếp tục có thai ngay cả khi người bệnh đã trải qua quá trình hóa trị, không làm tăng nguy cơ khiến thai lưu, dị tật bẩm sinh, sinh non, hoặc các biến chứng. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm và hút kịp thời thì bệnh nhân có khả năng phải bỏ buồng trứng.

Chửa trứng là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Chửa trứng thực chất là tình trạng bệnh lý của rau thai, trong đó toàn bộ hoặc một phần bánh rau bị thoái hóa thành các túi dịch to nhỏ, dính vào nhau thành chùm như chùm nho. Chúng chiếm hết toàn bộ diện tích tử cung và lấn át sự phát triển của bào thai.

Có 2 loại chửa trứng là:

+ Chửa trứng hoàn toàn: Dạng này sẽ không có tổ chức thai nhi mà bụng lớn lên là do gai rau phình to, mạch máu lông rau biến mất, lớp tế bào nuôi tăng sinh mạnh mẽ.

+ Chửa trứng bán phần: Những người này có thể có thai nhi hoặc 1 phần thai nhi. Phần lớn rau thai sẽ biến thành túi nước còn 1 phần rau thai thì bình thường.

Chửa trứng đa phần là lành tính. Thế nhưng trong quá trình tiến triển, chửa trứng rất dễ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như:

+ Băng huyết ảnh hưởng tới tính mạng của thai phụ.

+ Xâm lấn gây thủng tử cung khiến ổ bụng bị xuất huyết.

+ Ung thư tế bào nuôi xâm nhập sang cơ thể mẹ qua đường máu và di căn tới các bộ phận khác. Tình trạng này còn được gọi là ung thư trung sản, chiếm cỡ 10 – 30% các trường hợp chửa trứng.

Nguồn: Tổng hợp