Ai đã từng bị chín mé tay chân chắc chắn đều hiểu nỗi thống khổ của bệnh này. Em rất hay có thói quen cắt móng tay móng chân sát vào tận cùng, thậm chí còn dùng que lấy hết khóe cho sạch. Thế nhưng đợt vừa rồi, em thấy ngón chân tự dưng sưng phồng lên, tấy đỏ và ngứa rát, khó chịu vô cùng. Lúc đó em lên mạng tìm hiểu thì biết mình bị chín mé, đây là một dạng nhiễm trùng tạo mủ hoặc áp xe đầu múp ở ngón tay, ngón chân.


Dù đây là bệnh ngoài ra nhưng nếu không chữa dứt điểm, vệ sinh cẩn thận thì sẽ bị dai dẳng, dễ tái phát, nguy hiểm nhất là để lâu gây biến chứng như viêm xương, viêm khớp hoặc nhiễm khuẩn huyết. Em đọc xong mà sợ quá, chạy ngay ra hiệu thuốc mua thuốc bôi mấy hôm chẳng thấy đỡ. Sau em được người quen chỉ cho vài mẹo đơn giản chữa bệnh này nên dùng thử và hiệu quả hơn hẳn. Tới giờ em đã khỏi hẳn chín mé, chân tay sạch sẽ và chưa thấy tái phát luôn, để em chia sẻ lên đây, ai bị như em thì tham khảo nhé!



1. Ngâm nước giấm



Dùng giấm trắng hoặc giấm táo pha với nước theo tỷ lệ 1 giấm/ 4 nước. Sau đó đem ngâm chân, tay bị chín mé vào trong khoảng 15 - 20 phút rồi lau khô, không cần rửa lại với nước trắng. Mỗi ngày làm một lần sau 2 - 3 ngày là khỏi. Giấm có công dụng sát trùng, giảm viêm rất tốt và an toàn.


2. Dùng khoai sọ


Dùng một củ khoai sọ đem giã nát, trộn thêm chút muối rồi đắp vào chỗ sưng đau, lấy băng gạc băng lại, mỗi ngày thay 2 lần. Cách này dùng cho các loại đinh nhọt khác cũng có tác dụng tốt.



3. Dùng chanh



Axit trong chanh có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Vì thế chỉ cần cắt một lát chanh, đặt lên trên phần móng chân bị sưng rồi quấn băng gạc lại, để qua đêm thì thay. Nhờ cách này phần da sẽ không bị nhiễm trùng sâu thêm, nhanh chóng khỏi hơn.


4. Lá táo non


Dùng một ít lá táo non, rửa sạch rồi ngâm vào nước muối loãng khoảng 15 phút. Vẩy lá khô rồi cho thêm một ít muối trắng vào, đem giã nát, đắp lên chỗ bị chín mé, băng gạc lại. Ngày thay băng 2 lần, lá táo sẽ giúp hút sạch mủ, làm vết thương nhanh lành, hết đau nhức.



5. Ngâm nước ấm


Ngâm chân trong nước ấm giúp da chân mềm hơn. Mỗi ngày ngâm khoảng 20 - 30 phút, sau đó lau khô chân, đặt một miếng gạc nhỏ dưới phần chân bị chín mé để tránh bị nhiễm trùng. Lúc này cần giữ sạch sẽ, mỗi ngày lấy bông thấm nước muối loãng lau vết thương để khử trùng, giảm viêm. Ngâm chân liên tục cho tới khi móng mới mọc ra là được


Lưu ý để không bị tái lại


Chín mé chân tây 40% là do cắt móng sai cách, cắt quá sát phần thịt, moi móc móng từ sâu bên trong, không vệ sinh sạch sẽ... Do đó, cần phải cẩn trọng hơn khi cắt móng, cắt theo hình vòm cung, rửa tay chân mỗi ngày. Ngoài ra, thỉnh thoảng ngâm chân tay vào nước ấm cùng một chút muối trắng hoặc gừng để khử trùng, làm sạch móng.



Làm gì khi trẻ nhỏ bị chín mé


Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh cũng có thể bị chín mé chân tay. Khi này, cần xử lý cẩn thận hơn, tốt hơn hết là đưa trẻ tới cơ sở y tế để bác sỹ điều trị. Tuyệt đối không tự chữa cho trẻ tại nhà vì cơ thể trẻ còn rất nhạy cảm, rất dễ bị viêm nhiễm nặng, gây biến chứng về sau.


Để phòng ngừa trẻ không bị chín mé thì bố mẹ cần chú ý hơn trong việc tắm, vệ sinh cho trẻ hàng ngày. Không nên cho trẻ đeo bao tay, bao chân khi trời nóng nực kẻo làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, sưng tấy. Sau khi tắm cần lau khô tay chân, khi cắt móng cần dùng dụng cụ riêng đã sát trùng, không bấm móng quá sát vùng da.