Bị táo bón thường xuyên không chỉ khó chịu đâu các mẹ, nó còn có thể gây ra nhiều hệ lụy khác nữa đâu. Giống với cô gái mà báo chí mới đăng tải nè, thường xuyên bị táo bón xong tới lúc cô này đi viện chụp X-quang thì sững sờ khi nhìn kết quả. Mình đọc xong mà cũng thấy rợn rợn, đang bảo mai phải đi khám luôn vì hệ tiêu hóa mình không tốt, bị táo hoài á.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Bị táo bón nhiều năm, cô gái 23 tuổi sững sờ khi nhìn tấm phim chụp X-quang

Theo đó, cô gái giấu tên này năm nay 23 tuổi và ở Đài Loan. Từ khi 5 – 6 tuổi, cô thường xuyên bị táo bón. Có lúc tình trạng nặng tới mức đi vệ sinh cũng mất tới 2 tiếng đồng hồ. Sống chung với tình trạng này khiến cô cũng dần quen thuộc. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình trạng của cô bỗng nhiên nặng lên. Suốt 17 ngày, cô không thể đi vệ sinh được. Vì không thải ra được nên da cô bị khô, hệ miễn dịch suy yếu và hơi tí là bị cảm lạnh.

Nhận thấy tình hình có vẻ không ổn, cô mới quyết định tới bệnh viện để chụp X-quang. Kết quả, bác sĩ chỉ cho cô thấy ruột già của mình dài và đẩy chèn hẳn lên phía lồng ngực, gần với tim. Các bác sĩ nói rằng do chất thải bị tích tụ nhiều năm trong ruột già mà không được thải ra ngoài nên mới khiến ruột già giãn ra, đẩy lên trên để tăng dung tích. Vì vậy, họ yêu cầu cô phải uống nhiều nước, ăn thêm trái cây, rau xanh…

1 tuần tiếp theo, cô ăn hết 7 quả đu đủ lớn, 2 quả thanh long, uống rất nhiều nước, men vi sinh và ăn nhiều rau nhưng tình hình vẫn chẳng được cải thiện. Điều này khiến cô gái trẻ vô cùng lo lắng vì nếu không thải được ra, rất có thể cô sẽ phải cắt bỏ ruột già và để lại di chứng sau này.

BS. Khang Vinh Thành (GĐ Khoa phẫu thuật đại trực tràng – BV Cơ Đốc Phúc Lâm, Đài Loan) cho biết: Bình thường, ruột già của chúng ta dài chừng 90cm. Thế nhưng nếu chất thải tích tụ nhiều thì chiều dài của ruột già buộc phải phát triển để chứa. Khi chiều dài của nó tăng lên, khoang bụng không thể chứa thì sẽ ép lên cơ hoành và rút ngắn khoảng cách giữa cơ tim và phổi.

hình ảnh

Phim chụp X -quang của cô gái trẻ. Ảnh: Internet

Đọc xong bài này mình chợt nhớ tới chị ở cơ quan. Chị ý có con năm nay mới 5 tuổi thôi mà cũng bị táo hoài luôn á, tìm đủ cách cũng không khỏi. Mà theo mình tìm hiểu thì trẻ con bị táo thường xuyên rất nguy hiểm luôn, nó có thể dẫn tới nhiều hệ lụy như:

+ Bị tích độc trong cơ thể, ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng, khiến sức khỏe bị suy yếu.

+ Dễ bị trĩ nội trĩ ngoại do áp lực ở ổ bụng tăng lên khi bé cố gắng rặn chất thải ra.

+ Gây nứt kẽ hậu môn do chất thải tích tụ lâu ngày sẽ to và rắn chắc hơn. Dần dà, kích thước của chúng lớn hơn độ giãn nở của hậu môn và gây ra hiện tượng nứt kẽ hậu môn. Khi ấy, trẻ sẽ rất đau đớn khi đại tiện lại còn đại tiện ra máu, dễ gây thiếu máu nếu không sớm khắc phục.

+ Ảnh hướng tới tâm lý của trẻ vì mỗi lần đi đại tiện rất đau khiến bé sợ hãi, không dám đi, có trẻ còn sợ ăn vì sợ phải đi ngoài. Hơn nữa, nếu không đi được, bé còn dễ bị chướng bụng, rất khó chịu. Ngoài ra, chất độc tồn đọng trong cơ thể không được thải ra ngoài sẽ gây độc trở lại, ảnh hưởng tới da. Điều này khiến bé bị rôm sảy, nóng nảy, bứt rứt khó chịu.

+ Xuất huyết đại tràng do bị táo bón lâu ngày. Tình trạng này vô cùng nguy hiểm vì bé có thể nguy kịch do mất máu nhiều.

+ Viêm ống hậu môn trực tràng, áp xe hậu môn, rò rỉ hậu môn trong tương lai.

+ Tắc ruột do chất thải ứ đọng lâu ngày trong ruột. Khi ấy nước trong phân sẽ bị hút cạn kiệt khiến nó ngày càng cứng rắn hơn. Từ đó có thể gây tắc ruột với triệu chứng đau bụng từng cơn liên tục, chướng bụng, không thể xì hơi hay đi vệ sinh.

+ Làm tăng áp lực trong ruột do phân, dịch đọng lại khiến bé dễ bị viêm ruột thừa. Ngoài ra, táo bón kéo dài còn khiến ruột già bị nhiễm độc, suy yếu và tạo thành túi thừa đại tràng. Lúc này nguy cơ bé bị thủng ruột là rất cao.

Bởi vậy, các mẹ nếu thấy con hay bị táo bón thì nên đưa con đi bác sĩ khám để có phương án điều trị dứt điểm sớm và kịp thời, tránh hậu họa về sau.

Nguồn: Tổng hợp