Vân Đồn được quy hoạch thành khu kinh tế biển cao cấp

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2040.

hình ảnh

Theo quyết định phê duyệt, phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch trên toàn bộ diện tích tự nhiên huyện Vân Đồn, Quảng Ninh khoảng 2.171,33km2, trong đó diện tích tự nhiên là 581,83km2, diện tích vùng biển là 1.589,5km2.

Cấu trúc phát triển không gian Khu kinh tế Vân Đồn chia theo 2 vùng gồm đảo Cái Bầu và quần đảo Vân Hải, định hướng thành 5 vành đai phát triển gồm: Vành đai nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp; Vành đai du lịch sinh thái gắn với bảo vệ di sản thiên nhiên; Vành đai đô thị dịch vụ, văn hoá và vui chơi giải trí (khu vực phía Đông đảo Cái Bầu); Vành đai dịch vụ, thương mại công nghiệp công nghệ cao và dịch vụ hậu cần (khu vực phía Tây đảo Cái Bầu); Vành đai dự trữ phát triển mở rộng phía Tây (thuộc địa giới thành phố Cẩm Phả và huyện Tiên Yên).

Đảo Cái Bầu sẽ phát triển tập trung các khu chức năng chính của đô thị và khu kinh tế. Đảo này được tổ chức thành 6 khu vực phát triển gồm: khu vực Cái Rồng; khu vực bán đảo Cổng Chào; khu vực sân bay (phía Tây đảo Cái Bầu); khu vực Bắc Cái Bầu; khu vực Đông Bắc Cái Bầu; khu vực đồi núi đảo Cái Bầu.

Khu vực Cái Rồng (thuộc thị trấn Cái Rồng, xã Đông Xá, xã Hạ Long, xã Vạn Yên) là đô thị, trung tâm dịch vụ hỗn hợp và du lịch khu kinh tế; quy mô dân số đến năm 2040 khoảng 127.000 người, diện tích khoảng 2.810ha.

Khu vực KHU ĐÔ THỊ PHƯƠNG ĐÔNG VÂN ĐỒN (thuộc xã Đông Xá) là trung tâm thương mại, tài chính, văn hóa tầm cỡ khu vực và quốc tế; quy mô dân số đến năm 2040 khoảng 65.000 người, diện tích 750ha.

hình ảnh

Quần đảo Vân Hải sẽ phát triển dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch sinh thái, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với bảo tồn cảnh quan sinh thái, đa dạng sinh học tại khu vực. Giới hạn phát triển dân cư tại một số đảo hiện có (Cảnh Cước, Trà Bản, Ngọc Vừng, Cống Đông – Cống Tây). Bố trí trung tâm dịch vụ công cộng chung tại đảo Cảnh Cước, Ngọc Vừng, Trà Bản. Quy mô dân số tại quần đảo Vân Hải0964262625 đến năm 2040 khoảng 79.000 người, diện tích khoảng 25.720ha.

Khu vực sân bay (thuộc các xã Đoàn Kết, Bình Dân, Đài Xuyên) là đầu mối giao thông, dịch vụ thương mại quốc tế, dịch vụ hậu cần, logistics, công nghiệp công nghệ cao; quy mô dân số đến 2040 khoảng 103.000 người, diện tích 7.130ha.

Theo quyết định phê duyệt, định hướng phát triển hạ tầng kinh tế Vân Đồn gồm khu công nghiệp có diện tích 1.400ha – 1.450ha được bố trí cụm công nghiệp khoảng 50ha tại khu vực nam sân bay và các điểm tiểu thủ công nghiệp tại đảo Cảnh Cước (Minh Châu – Quan Lạn), Trà Bản để hỗ trợ các hoạt động sản xuất làng nghề địa phương.

Khu dịch vụ du lịch có diện tích khoảng 2.700-2.800ha, được bố trí tập trung tại các khu vực Cái Rồng, Bắc Cái Bầu, kết hợp với hệ thống các dịch vụ lưu trú, dịch vụ vưi chơi giải trí; quần đảo Vân Hải sẽ phát triển hệ thống các khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp; hình thành các trung tâm phụ trợ tại đảo Quan Lạn, Ngọc Vừng, Trà Bản.

Về đường không, sẽ dự phòng quỹ đất đáp ứng nhu cầu mở rộng sân bay Vân Đồn trong tương lai; xây dựng bãi đỗ trực thăng, bến thủy phi cơ tại khu vực Bắc Cái Bầu, Đông Bắc Cái Bầu, bán đảo Cổng Chào và các đảo thuộc quần đảo Vân Hải0964262625

Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Quảng Ninh chủ trì, thực hiện phối hợp với Bộ Xây dựng rà soát điều chỉnh quy hoạch; xây dựng cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính, nhân lực thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật tạo động lực phát triển kinh tế xã hội của Quảng Ninh.

Đồng thời, xây dựng, đề xuất cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính, nhân lực thực hiện các dự án hạ tầng kỹ thuật tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.