Vị vua được dân gian đồn đại có tình đồng bóng không thích gần đàn bà. Tuy có 12 bà vợ, có con trai duy nhất là vua Bảo Đại nhưng đã gây ra nhiều đồn đại tranh cãi và đến bây giờ vẫn là một bí ẩn.


Khải Định sợ đàn bà cả trong lúc ngủ


Vua Khải Định là Hoàng trưởng tử của vua Đồng Khánh (1885-1888). Khải Định là một trong hai vị vua mang tiếng “bất lực”, nghĩa là kém khả năng trong tình dục, ân ái. Sử sách chép rằng, Khải Định (1885–1925) là vị vua thứ 12 của nhà Nguyễn, trị vì từ 1916 đến 1925, mắc căn bệnh bất lực, không thích gần đàn bà, chỉ thích đàn ông. Tuy nhiên, vua vẫn có tất cả 12 bà vợ, có một con trai duy nhất là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại), con bà Hoàng Thị Cúc và chuyện này đã gây ra nhiều đồn đại. Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu tâm lý hiện nay, vua Khải Định không phải bất lực, mà là không thích gần đàn bà.



Chân dung vua Khải Định. (ảnh tư liệu)


Suốt 10 năm làm vua, ông đã nuôi Nguyễn Đắc Vọng làm thị vệ. Ban đêm ông ôm Vọng mà ngủ. Nhờ sự khéo léo trong việc phục tùng này mà ông Vọng đã được thăng tiến đến Ngũ đẳng thị vệ. Những buổi sáng phải ra điện Cần Chánh thiết triều, các bà đứng hai hàng bái kiến đón chào, ông liền dùng tay ôm gọn hai vạt áo bào sát vào người để khỏi vương vào “đàn bà”. Điều này đã được ghi lại trong cuốn Chuyện nội cung các vua Nguyễn, ông Nguyễn Đắc Xuân viết: “... Những buổi sáng phải ra điện Cần Chính thiết triều, các bà đứng hai hàng bái yết đón chào, vua liền dùng tay ôm gọn hai vạt áo bào sát vào người để khỏi vướng vào đàn bà”.


Chưa kể, vào ngày lễ hội tổ chức những buổi vũ múa do cung tần mỹ nữ đảm trách, vua Khải Định nhìn những màn vũ một cách buồn chán. Vua Khải Định vốn không ưa phụ nữ. Tuy ham xem hát bội, nhưng nhà vua không muốn xem phụ nữ diễn. Đoàn tuồng ngự chỉ toàn nam giới. Gặp cảnh cần có vai đào, thì nam đóng giả nữ. Vì thế đoàn tuồng Thanh Bình dưới triều Khải Định có nhiều nghệ nhân đóng vai đào rất giỏi. Do không thích gần đàn bà, nên tuy nhà vua vẫn phải tuyển một số bà Phi nhưng rất lạt lẽo trong tình “chăn gối”.


Có lúc ông còn bảo quan hãy dẹp những màn vũ ấy và thay thế vào những màn vũ công nam. Vua Khải Định lấy làm thích thú, còn ra lệnh những vũ công nam cần phải thoa phấn, đánh má hồng và tô môi son đỏ; thậm chí cho họ mặc áo quần màu lòe loẹt. Vua Khải Định cũng thế, thích ăn mặc đẹp, thiết kế những áo quần nhiều màu sắc, mang nhiều nữ trang trên người và “đội nón lá”. Nhiều người biết Khải Định bất lực, chính vua cũng nhận điều đó. Thế nhưng các quan đại thần thì vẫn muốn “tiến” cung con gái mình vào làm vợ vua. Khó lòng chối từ, vua thường nói với các quan rằng “Nội cung của Trẫm là một cái chùa (ý nói không có chuyện ái ân tình dục), ai muốn tu thì cứ vào!” Do đó, dù Khải Định không gần gũi đàn bà, ông vẫn có đủ tam cung lục viện như các vua tiền triều.


Cảnh phi tần bị bỏ rơi ở triều đại nào cũng có, nhưng mỗi người một hoàn cảnh khác nhau. Bà Phi này đau khổ không hẳn vì kém nhan sắc hoặc nhà vua có quá nhiều vợ, mà bởi chính Khải Định chỉ ưa đàn ông. Nhiều bà phi phải chấp nhận cảnh đóng kịch làm vợ vua như thế để được hưởng phú quí danh vọng, với ý nghĩ mình sẽ là mẹ đích thực của hoàng tử Vĩnh Thuỵ, vì bà Từ Cung tuy là mẹ sinh, nhưng là con nhà bình dân, lại không được cưới hỏi theo nghi lễ triều đình.


Có lẽ đọc được ý nghĩ đó nơi bà Ân phi mà ngày vua Khải Định mất (1925) đáng lẽ ông phải trăng trối trao rương hòm chìa khoá lại cho bà, thì Khải Định đã truyền trao cho bà Từ Cung với lời di ngôn vắn tắt : “Tử quý, Mẫu vinh” (ý nói Vĩnh Thuỵ được quý trọng thì bà Từ Cung được vinh hiển). Việc làm này làm cho Ân phi họ Hồ tức giận muốn phát điên. Và sau đó bà đã điên thật. Cuối cùng bà đã chết già trong một tu viện Thiên chúa giáo.


Bà vợ thứ ba là Huệ phi Hoàng Thị Cúc sinh ra Vĩnh Thuỵ, lên ngôi lấy niên hiệu là Bảo Đại, bà Từ Cung được vinh danh là Đoan Huy Hoàng thái hậu.


Vua xin tiền vợ để đánh bạc


Lúc đó vua Khải Định còn hàn vi nhưng lại ham chơi cờ bạc thâu đêm suốt sáng. Cứ mỗi lần thua bạc là một lần bắt bà vợ họ Trương về xin tiền cha mẹ để “ngài” gỡ. Vì thương con gái, ông bà Trương Như phải bấm bụng chiều theo, thoả mãn mọi yêu sách của chàng rể vương tôn. Thấy thế vua Khải Định mới đinh ninh của cải nhà nhạc gia là vô tận nên càng cờ bạc ăn chơi đã đời.



Chân dung vua Khải Định. (ảnh tư liệu)


Chỉ là chúng ta chưa đủ duyên nợ


Fa4d1tf6w9


Thật ra thì tuy gia đình họ Trương đại thần giàu có nhưng chưa phải là muốn mấy cũng có. Ông Trương xuất thân từ làng thợ rèn Hiền Lương, một làng lao động có nề nếp, cho nên dù làm quan đến tột đỉnh danh vọng, ông vẫn giữ phong cách giản dị, cần kiệm của người cha là người lao động. Nhiều lần bà bà Ân phi Hồ Thị Chỉ đã bị cha mẹ quở trách nặng nề. Thế rồi một hôm vào khoảng năm 1915, vảu Khải Định nảy ý định mở một chén bạc lớn để thử thời vận.


Khi thấy ông hô lớn, nhưng trên chiếu đã sạch tiền, các con bạc chận tay vị vua này lại, đòi phải đủ tiền chung mới được mở chén. Thâm tâm vị vua này đã muốn mở liều, không ngờ bị lật tẩy. Một phần vì muốn ăn to, phần vì sợ mất mặt, vua liền bảo vợ về nhà xin tiền. Bà bà Ân phi Hồ Thị Chỉ đau đớn vì thấy đức ông chồng đã bất lực mà chẳng còn biết liêm sỉ, bà dùng dằng không muốn đi. Khải Định nổi nóng la lối om sòm, doạ sẽ có thái độ với bà. Cuối cùng bà đã đi và đó cũng là lần cuối cùng bà về nhà xin tiền cha mẹ cho chồng cờ bạc.


Ngán ngẩm sự đời, bà họ Trương quyết định dứt áo ra đi, giã từ cuộc đời làm phù thiếp. Bà lập một cảnh chùa tại độn Sầm, làng Thanh Thuỷ, huyện Hương Thuỷ (cách kinh thành Huế chừng 3km về phía Nam) để tu thiền, lấy pháp hiệu là Đạm Thanh, biệt hiệu là Tuyết Nhan. Nhớ chút nghĩa xưa, khi Khải Định lên làm vua đã phái người lên chùa rước bà về làm Đệ Nhất Giai Phi. Bà từ chối. Để tỏ rõ chân tâm của mình với cố nhân, Khải Đinh vẫn dành chức Đệ Nhất Gia Phi (hay Hoàng quý phi) cho bà họ Trương, dù đã dứt tình. Người vợ chính thức do triều đình cưới vua Khải Định chỉ phong bậc Đệ Nhị Giai Phi.



Chân dung vua Khải Định. (ảnh tư liệu)


Tin đồn rằng vua Khải Định vốn bất lực, có mấy chục bà vợ nhưng không bà nào có con. Tuy nhiên, vào một ngày, khi vua dùng thuốc, nổi cơn ham muốn, mà lúc đó không có vợ kế bên, bỗng thấy một cung nữ gần đó, vua liền "ban lộc".


Cung nữ tên Hòang Thị Cúc, sau đó có bầu và sinh ra hoàng tử Vĩnh Thụy. Song, lại có tin đồn rằng, Vĩnh Thụy không phải con vua Khải Định, nhưng lời đồn thổi vô căn cứ, không có cơ sở, phần lớn lời đồn xuất phát sau này từ miệng những kẻ đối lập với Khải Định và Bảo Đại. Đến nay, nghi án Vĩnh Thụy là con ai vẫn là bí mật cung đình, là đồn đại, dù một số người trong hoàng tộc đã viết rõ ràng trong hồi ký. Nhưng theo sự nhìn nhận của chính thống, Vĩnh Thụy vẫn là con của Khải Định và đã được Khải Định chǎm sóc nâng niu. Mẹ Vĩnh Thụy vẫn được tôn xưng là bà Từ Cung.


Ngày 20 tháng 9 năm Ất Sửu (tức 6 tháng 11 năm 1925), vua Khải Định bị bệnh nặng và mất, thọ 40 tuổi. Lăng của vua hiệu Ứng Lăng, đặt tại làng Chân Chữ, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.


Tứ Đại Mỹ Nhân Xinh Đẹp Nhất Trong Lịch Sử Việt Nam




http://www.webtretho.com/forum/f3658/mc-thuy-minh-tac-gia-ngoc-thach-benh-cac-co-gai-dam-hoa-ung-ho-thuc-dunguy-2428181/


http://www.webtretho.com/forum/f3658/choang-voi-vali-tien-sinh-le-11-ty-cua-co-dau-18-tuoi-2428269/


http://www.webtretho.com/forum/f4559/chang-trai-dep-ma-da-bat-ca-2-tay-con-chui-nguoi-yeu-tham-te-khien-ca-cong-dong-day-song-2428349/