Đây là các thông tin mình tập hợp từ Facebook của Bác sĩ Anh Nguyen, chuyên gia dinh dưỡng ở Úc. Mình thấy rất khoa học và áp dụng cho bé nhà mình. Dĩ nhiên là mình không thể áp dụng chuẩn 100% nhưng thấy làm mẹ không còn áp lực các mẹ ạ. Các mẹ cùng tham khảo nhé.


4 NHÓM BIẾNG ĂN THƯỜNG GẶP VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT


Gần đây, Gs.Bs. Taylor, ĐH Y Bristol, Anh Quốc, đã báo cáo rằng: biếng ăn không chỉ là một biểu hiện hành vi mà liên quan mật thiết đến sự phát triển não bộ. Biếng ăn có thể nghiêm trọng và kéo dài, không chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng, mà còn ảnh hưởng đến phát triển não bộ. Đa phần các biếng ăn là do người chăm sóc bé không đúng gây ra, chăm sóc không đúng lâu ngày sẽ làm hành vi ăn uống bé thay đổi và biếng ăn là hệ quả tất yếu. Biếng ăn đa dạng tùy bé, tùy nguyên nhân, nhưng có 4 nhóm biếng ăn thường gặp:


NHÓM 1: Bé cân nặng đạt chuẩn hay vượt chuẩn, không tăng cân sau 1 thời gian (> 6 tuần)


Nếu là bé nào ở nhóm1, thì bé đang tự điều chỉnh theo đúng nhu cầu của bé. Sau 2 tuần, bạn có thể điểu chỉnh tăng lại lượng ban đầu. Nếu bé vẫn không đồng ý mức tăng trở lại, thì nhu cầu bé chỉ đến đó, đừng ép bé làm gì. Ví dụ: bé đang có cân nặng đạt chuẩn, mỗi bữa bé chỉ ăn 2-3 muỗng thì ngưng và ngậm không ăn nữa. Khi đó mẹ đừng ép hay dụ bé ăn trong 2 tuần. Mỗi khi bé có biểu hiện không muốn ăn nữa thì ngưng ngay. Sau 2 tuần có thể tăng thêm lượng ăn cho bé, tuy nhiên bé không chịu, có nghĩa là lượng ăn hiện tại chính là lượng bé cần, không ép bé ăn nữa.


NHÓM 2: Bé chỉ uống sữa, hoặc uống nước hoặc nước trái cây/ăn trái cây. Nhất quyết không ăn dù mọi cách.


Nếu bé nào ở nhóm 2, thì đây là trạng thái bé đổi vị. Biện pháp là giảm các loại này xuống mức giới hạn.


Sữa là 500ml/ngày


Nước trái cây là