hình ảnh


🍒🍒🍒NGUYÊN TẮC TRỮ ĐÔNG VÀ DÃ ĐÔNG ĐỒ ĂN DẶM CHO BÉ🏡🏡🏡


1.Thức ăn nên được chế biến ngay khi còn tươi sống🍒🍒🍒


Khi mẹ mua thức ăn để chế biến đồ ăn dặm cho con thì cố gắng chọn những đồ tươi sống, không chọn những đồ đã ôi, héo úa… và cố gắng chế biến các loại thực phẩm ngay khi còn tươi sống. Vì như vậy sẽ hạn chế được khả năng sinh sôi của vi khuẩn.


2. Thức ăn nên để vào các khay riêng, có chia thành các phần nhỏ🍒🍒🍒


Mẹ nên phân loại các loại thực phẩm sau khi chế biến, không nên để lẫn các loại với nhau vì như thế không đảm bảo an toàn, hơn nữa các loại thức ăn không đồng nhất về thời hạn trữ đông nên khá bất tiện khi để chung.


Sau khi đã phân loại thức ăn để lưu trữ, mẹ nên chia nhỏ thức ăn đó thành nhiều phần để vào hộp/vỉ đá lưu trữ để tiện mỗi lần lấy một lượng thức ăn trong đó ra rã đông. Mẹ lưu ý các khay đá, hộp trữ thức ăn nên có nắp để bảo đảm vệ sinh. Trữ đông bằng khay đá có nắp, hay các hộp riêng là cách trữ đông đồ ăn dặm cho bé khoa học và đảm bảo an toàn.


3. Chỉ rã đông phần thức ăn sẽ sử dụng🍒🍒🍒


Các loại thức ăn sau khi đã rã đông mà bé ăn còn thừa thì không nên tiếp tục cấp đông lần nữa vì như vậy vi khuẩn dễ xâm nhập vào thức ăn khiến thức ăn bị nhiễm khuẩn. Thêm nữa, việc trữ đông đồ ăn dặm lần nữa sẽ làm đồ ăn dặm của con giảm hương vị, bớt ngon, chất dinh dưỡng không được đảm bảo.


4. Thời gian trữ đông đồ ăn dặm cho bé🍒🍒🍒


Sau khi thức ăn được phân loại và trữ đông riêng rẽ thì thời gian trữ đông như sau:


👉Các loại rau củ quả, thời gian trữ đông tối đa là 6-8 tháng, nhưng tốt nhất ba mẹ nên cho bé dùng trong 3 tuần.


👉Thịt lợn/bò/gà trữ đông tối đa 1-2 tháng, nhưng tốt nhất nên dùng trong vòng 10 ngày.


👉Tuy nhiên, với các trường hợp mẹ trộn chung các loại thức ăn khi nấu, thời gian trữ đông tối đa là 3 tuần, nhưng tốt nhất mẹ nên cho bé dùng trong vòng 3-5 ngày.