Nguyên nhân gây đầy hơi ở trẻ

Chia sẻ mẹo chữa xì xoẹt cho trẻ sơ sinh hiệu quả

Trẻ bị đầy hơi sau bữa ăn thường do các nguyên nhân sau:

  • Cho bé ăn quá nhiều: Khi cho trẻ ăn quá nhiều, dạ dày của trẻ bị quá tải, gây đầy bụng.
  • Thay đổi chế độ ăn: Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, nên thay đổi chế độ ăn đột ngột có thể làm dạ dày không kịp thích nghi, gây đầy bụng, khó tiêu.
  • Dị ứng protein từ sữa: Dị ứng protein sữa gây các triệu chứng như chướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy, nôn trớ.
  • Rối loạn tiêu hóa: Trẻ bị trào ngược dạ dày, tạo điều kiện cho vi khuẩn lên men trong đường ruột, gây đầy hơi.
  • Không dung nạp lactose: Sản phẩm từ sữa không tiêu hóa được, vi khuẩn lên men tạo ra khí gây đầy bụng.

Xem thêm:Hình ảnh phân trẻ sơ sinh bình thường


Trẻ bị đầy bụng, khó tiêu có biểu hiện gì?


Đầy hơi chướng bụng là một trong những vấn đề tiêu hóa của trẻ. Bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy trẻ bị đầy hơi, khó tiêu nếu có các triệu chứng sau đây:

  • Trẻ có cảm giác bị đau bụng vùng thượng vị, quanh rốn.
  • Trẻ không muốn ăn do thấy no.
  • Trẻ bị buồn nôn và có thể nôn ói.
  • Trẻ bị ợ nóng.
  • Trẻ gặp khó khăn khi xì hơi.
  • Sau khi ăn khoảng 2 giờ đồng hồ thì bụng trẻ căng hơn bình thường.

Trẻ bị đầy hơi sau bữa ăn phải làm sao


Nếu thấy bé bị đầy hơi chướng bụng sau khi ăn xong, bố mẹ có thể thực hiện ngay các biện pháp sau để khắc phục tình trạng này:

  • Massage bụng: Xoa bụng kết hợp massage bụng cho bé 30 phút sau khi ăn giúp giảm đầy bụng, chướng bụng. Mẹ dùng các đầu ngón tay thực hiện massage nhẹ nhàng cho bé theo chiều kim đồng hồ, tránh làm tổn thương làn da của bé với các động tác mạnh.
  • Giúp bé xì hơi: Cho trẻ nằm ngửa và tập cho con động tác đạp xe hoặc đặt bé nằm sấp để tống khí dư thừa ra bên ngoài, giảm nhanh tình trạng đầy hơi chướng bụng.
  • Chườm nóng: Thực hiện chườm nóng cũng là biện pháp giúp trẻ thư giãn, giảm nhanh tình trạng đầy hơi chướng bụng con đang gặp phải.
  • Tăng cường thực phẩm tốt cho tiêu hóa: Bổ sung thêm các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ vào chế độ ăn của bé như sữa chua, rau xanh, hoa quả tươi..
  • Cho trẻ uống nước ấm ngâm vỏ quýt: Theo Đông y, vỏ quýt khi phơi khô có tác dụng chữa tiêu chảy, ợ nóng, khó tiêu, đầy bụng..
  • Cho bé uống nước gừng: Gừng có tính ấm, giúp chữa đầy bụng, nôn ói, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Cho trẻ uống nước gừng hoặc ngậm vài lát gừng cũng giúp giảm đầy bụng cho con.
  • Thay đổi chế độ ăn: Điều chỉnh bữa ăn của bé cân đối và phù hợp, bao gồm việc dùng đạm, đường, tinh bột ở mức phù hợp với lứa tuổi, hạn chế cho con ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ. Với trẻ hay bị đầy hơi, chướng bụng thì bố mẹ nên cho con ăn tối trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ đồng hồ để tránh tình trạng đầy bụng khi nằm xuống ngủ.
  • Dùng tinh dầu: Một số loại tinh dầu như tinh dầu bạc hà có tá dụng giảm triệu chứng đầy bụng rất tốt. Tuy nhiên trước khi sử dụng cho trẻ, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho con.
  • Bổ sung men vi sinh: Tăng cường men vi sinh cung cấp các lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa của bé, giúp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ hệ tiêu hóa của con khỏi các tác nhân gây bệnh. Bổ sung men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng cân bằng và ổn định hệ sinh thái đường ruột, giảm nhanh các dấu hiệu đầy hơi, chướng bụng do rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột gây ra, giúp bé ăn uống tốt hơn, ăn ngon hơn để phát triển toàn diện.

Trẻ bị đầy hơi sau bữa ăn phải làm sao? Mong rằng sau khi đọc xong bài viết trên, bố mẹ đã biết cách giải quyết để giúp con thoải mái hơn rồi. Hãy duy trì tăng cường men vi sinh cho trẻ thường xuyên để trẻ phòng ngừa tốt các bệnh tiêu hóa hay gặp.