Ăn váng sữa vào lúc nào trong ngày là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm. Để giải đáp cho câu hỏi này thì mẹ đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé.

Lợi ích của việc ăn váng sữa đối với sức khỏe của bé

Váng sữa là một chế phẩm được sản xuất từ sữa. Có nhiều cách chế biến váng sữa là vớt phần trên cùng của sữa rồi làm lạnh, quay ly tâm rồi tách phần trên để thành váng sữa, váng sữa nhân tạo làm từ dầu thực vật có bổ sung đạm sữa bò và đường lactose.

Ăn váng sữa vào lúc nào trong ngày

(Nguồn ảnh Cooky)

Thành phần của váng sữa có chất đạm, chất béo, chất đường, vitamin các loại và chất khoáng như trong sữa nhưng hàm lượng khác nhau. Chất béo chiếm tỉ lệ nhiều nhất, khoảng 50% năng lượng, tiếp theo là chất bột đường với khoảng 40% và chất đạm chỉ khoảng 6-7%, còn vitamin và khoáng chất rất thấp.

Công dụng quan trọng nhất của váng sữa là bổ sung năng lượng cho bé. 

Có thể mẹ chưa biết: Trẻ mấy tháng ăn được váng sữa và ăn như thế nào là tốt?

Ăn váng sữa vào lúc nào trong ngày?

Ăn váng sữa đúng lúc sẽ giúp hấp thu tốt nhất các chất dinh dưỡng có trong sản phẩm và giảm được các tác dụng không mong muốn. Vậy ăn váng sữa vào lúc nào trong ngày? Thời điểm vàng để cho bé ăn váng sữa là vào các bữa phụ buổi sáng và buổi chiều (khoảng 9 giờ sáng và 15 giờ chiều), hoặc ăn sau bữa chính từ 1 đến 2 giờ.

Hai thời điểm không nên ăn váng sữa là:

  • Trước bữa chính: Vì con sẽ no bụng và bỏ bữa chính
  • Buổi tối/trước khi đi ngủ: Vì dễ gây đầy hơi, khiến con khó ngủ

Cách cho trẻ ăn váng sữa được khuyên dùng

Vì thành phần giàu chất béo, cao năng lượng nên váng sữa được xem là thực phẩm bổ sung trong các bữa phụ cho các bé cần cung cấp thêm năng lượng như trẻ suy dinh dưỡng, bị sụt cân, mới ốm dậy cần hồi phục sức khỏe. 

Ăn váng sữa vào lúc nào trong ngày

(Nguồn ảnh sleepingshouldbeeasy)

Để biết bé nên ăn bao nhiêu váng sữa trong một ngày, mẹ cần căn cứ vào độ tuổi, cân nặng và loại váng sữa cho bé ăn. Lượng khuyến cáo là:

  • Bé 6-12 tháng tuổi: Ăn tối đa 1 hộp mỗi ngày (khoảng 50-55gr)
  • Bé trên 1 tuổi: Ăn từ 1 đến 1,5 hộp váng sữa mỗi ngày (55-70gr)

Để bé làm quen với thực phẩm này, cha mẹ nên tập từ từ với lượng ít để xem phản ứng của cơ thể. Nếu thấy có hiện tượng đau bụng, đi ngoài thì ngưng cho bé ăn và tham khảo ý kiến bác sĩ nhé.

Mẹ đã biết nên cho con ăn váng sữa vào lúc nào trong ngày. Mẹ đừng lạm dụng thực phẩm này cho bé chỉ vì muốn con mau lên cân hay sớm hồi phục sau khi ốm vì thành phần váng sữa có nhiều chất béo, ăn nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu, tệ hơn nữa là khiến bé đi tiêu lỏng.

Một lưu ý nữa là váng sữa không thể thay thế sữa mẹ, nó chỉ là thực phẩm bổ sung. Nếu cho trẻ ăn váng sữa hoàn toàn và không uống sữa thì bé sẽ bị thiếu đạm, dễ bị suy dinh dưỡng hay các bệnh lý khác như thiếu máu và thiếu dinh dưỡng.

Dấu hiệu bé bị dị ứng protein trong váng sữa?

Vì váng sữa phần lớn được làm từ sữa bò nên nếu bé nhà bạn bị dị ứng đạm sữa bò thì cũng có thể không sử dụng được sản phẩm này. Đối với các bé bú mẹ hoàn toàn, sau 6 tháng bắt đầu làm quen với váng sữa hay sữa chua, phô mai thì mẹ cần học cách nhận biết dấu hiệu con có bị dị ứng đạm sữa hay không để xử lý.

Ăn váng sữa vào lúc nào trong ngày

(Nguồn ảnh Shutterstock)

Theo PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Giám đốc Y khoa miền Bắc Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động NutriHome, triệu chứng khi bé bị dị ứng đạm sữa rất đa dạng nên để nhận biết con có dị ứng khi ăn váng sữa hay không khá khó. Có 2 dạng triệu chứng là phản ứng dị ứng nhanh (xuất hiện trong vòng 2 giờ sau khi ăn) hoặc phản ứng dị ứng chậm (trên 48 giờ mới thấy triệu chứng).

  • Phản ứng dị ứng nhanh có thể thấy là: da nổi mẩn đỏ như bị phỏng hay phát ban, thở khò khè, khó thở, có đàm
  • Phản ứng dị ứng chậm: khuấy góc kéo dài, tiêu chảy (trong phân có máu đỏ), nôn trớ, kén ăn. 

Các triệu chứng bị dị ứng đạm sữa bò ở nhóm phản ứng chậm thường không rõ ràng nên mẹ cần theo dõi kỹ để có hướng điều trị kịp thời.

Váng sữa sẽ bổ sung các dưỡng chất cho bé, cung cấp năng lượng cho con hoạt động. Nhưng mẹ cần biết nên cho bé ăn váng sữa vào lúc nào trong ngày và cách dùng khoa học để phát huy được các lợi ích trong sản phẩm này. Bé ở độ tuổi ăn dặm cũng cần được ăn nhiều thực phẩm khác như bột, cháo, thịt, cá, rau củ và trái cây,… để cân đối dinh dưỡng.

Nguồn tham khảo: Thaythuocvietnam, Vinmec, Nutrihome

Xem thêm bài viết liên quan:

8 váng sữa giàu dinh dưỡng, vị thơm ngon cho bé từ 6 tháng tuổi

7 máy tiệt trùng bình sữa được các mẹ bỉm tin dùng hiện nay

Cách làm váng sữa cho bé ăn dặm ngon miệng, giàu canxi, đầy dinh dưỡng

Cách làm bột gạo cho bé ăn dặm thật tiện lợi