Thời điểm bé bắt đầu ăn dặm có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nói riêng và sự phát triển của bé nói chung. Vì vậy, cho con ăn dặm đúng thời điểm, đúng cách là vô cùng quan trọng. Vậy bao giờ cho bé ăn dặm là phù hợp? Bài viết này Shmily sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên, đồng thời cung cấp thêm những thông tin hữu ích về việc cho bé ăn dặm.

Thời điểm nên bắt đầu cho bé ăn dặm

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bé sẽ được tập cho ăn dặm (còn gọi là ăn sam) khi tròn 6 tháng tuổi, vì lúc này hệ tiêu hóa của bé đã phát triển khá hoàn chỉnh nên có thể hấp thu những thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ, bé thật sự cần những thức ăn bổ sung để cơ thể phát triển khỏe mạnh vì nguồn sữa mẹ sau 6 tháng đã không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bé nữa.

Từ khuyến cáo trên, những chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích các bậc phụ huynh nên bắt đầu giai đoạn cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi và kết thúc ở tháng thứ 24. Từ tháng thứ 6 trở đi sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450 kcal / ngày trong khi đó bé cần tới 700 kcal/ngày cho nhu cầu sinh hoạt cơ bản và sự phát triển của cơ thể.

Các dấu hiệu giúp nhận biết bé đã sẵn sàng ăn dặm:

  • Bé thích nhìn người khác ăn và với tay lấy thức ăn;
  • Bé thích đưa thứ gì đó vào miệng;
  • Bé có thể điều chỉnh lưỡi tốt hơn để đưa thức ăn di chuyển trong miệng;
  • Bé bắt đầu nhai và dịch chuyển hàm lên xuống
  • Bé có khả năng ngồi vững
  • Bé có khả năng giữ đầu và cổ chắc chắn

Những nguyên tắc ăn dặm cho bé đúng cách

Để cho bé ăn đúng cách, cha mẹ cần lưu ý những nguyên tắc sau:

  • Nguyên tắc ngọt – mặn: Thời gian đầu mới tập, bố mẹ nên lựa chọn bột ăn dặm vị ngọt trước sau đó mới chuyển qua bột vị mặn. Bột vị ngọt có hương vị gần giống với sữa mẹ, giúp bé dễ dàng thích nghi hơn. Khi bé đã quen với kết cấu đặc của bột, mẹ có thể chuyển dần sang bột vị mặn để bé làm quen thêm với mùi vị mới
  • Nguyên tắc ít – nhiều: Đây cũng là nguyên tắc để hệ tiêu hóa của bé được làm quen dần với thức ăn. Thời gian đầu, lượng thức ăn phù hợp với bé là khoảng từ 1 – 3 muỗng. Sau đó, khi bé đã quen dần, thì tăng dần lên đến ⅓ rồi ½ bát.
  • Nguyên tắc loãng – đặc: Tương tự, cho bé ăn dặm từ loãng đến đặc để bé có thời gian làm quen dần với thức ăn mới. Nhờ đó, hệ tiêu hóa của bé hoạt động phù hợp, dần dần có thể tiêu hóa được thức ăn phức tạp hơn.
  • Không ép bé ăn: Có những bé sẽ phản ứng lại việc ăn dặm. Cha mẹ không nên ép bé ăn. Thay vào đó, hãy ngừng việc ăn dặm của bé khoảng 5 – 7 ngày để bé không căng thẳng. Cũng có nhiều trường hợp, cha mẹ thấy con ăn ít nên ép con ăn. Điều này có thể tạo tâm lý sợ ăn, lâu dần bé sẽ biếng ăn. 
  • Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng: Trong bữa ăn dặm của bé, cần đảm bảo cân đối 4 nhóm chất: Chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. 

Cha mẹ có thể tham khảo các sản phẩm ăn dặm cho bé tại Shmily