Thuốc kháng axit với tác dụng làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày nên thường được bác sĩ chỉ định dùng để giảm cảm giác đau và khó chịu khi hệ tiêu hóa có vấn đề (trào ngược axit dạ dày, khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi…). Không chỉ người lớn, trẻ em cũng là đối tượng có thể gặp phải những vấn đề về hệ tiêu hoá hay trào ngược axit dạ dày. 

Thế nhưng, hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe của trẻ nói chung có khá nhiều sự khác biệt so với người lớn. Vì vậy, nhiều bố mẹ thắc mắc liệu rằng thuốc kháng axit an toàn với trẻ không? Hãy cùng đi tìm đáp án cho câu hỏi ấy trong bài vết dưới đây nhé!

hình ảnh

Trào ngược axit dạ dày là bệnh lý thường xuyên bắt gặp ở trẻ em.

Thuốc kháng axit an toàn với trẻ không?

Thuốc kháng axit an toàn cho hầu hết mọi người, nhưng bố mẹ cần lưu ý, loại thuốc này không phù hợp với tất cả mọi người. Theo các chuyên gia, hầu hết các loại thuốc kháng axit không kê đơn đều không được khuyến cáo dùng cho trẻ dưới 2 tuổi. Một số thuốc kháng axit khác thì không được khuyên dùng cho trẻ dưới 12 tuổi, điển hình như thuốc kháng axit Alka-Seltzer, bố mẹ không được dùng thuốc này cho trẻ dưới 12 tuổi mà không trao đổi trước với bác sĩ. Ngoài ra, thuốc kháng axit không được khuyến cáo điều trị lâu dài ở trẻ em ở mọi lứa tuổi vì chúng có thể dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn.

Do đó, bố mẹ hãy tham khảo ý kiến, hỏi rõ về liều dùng và cách dùng thuốc kháng axit từ bác sĩ, chuyên gia y tế trước khi cho con dùng thuốc kháng axit nhé!

>>> Có thể bạn quan tâm: Thuốc kháng axit là gì? Công dụng và liều dùng mẹ cần biết

Cách sử dụng thuốc kháng axit cho trẻ em

Bên cạnh việc phải có chỉ định bác sĩ trước khi sử dụng, với thuốc kháng axit bố mẹ cũng cần cho trẻ sử dụng đúng cách. Ngày nay, thuốc kháng axit được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như viên sủi, viên nén, gel, bột. Thông thường, các chế phẩm dạng lỏng sẽ có hiệu quả hơn dạng rắn, nhưng thời gian tác dụng ngắn hơn. Đối với dạng nhai, bố mẹ hãy khuyến khích trẻ nhai kỹ thuốc trước khi nuốt với nước. Đối với dạng lỏng, hãy lắc đều chai/gói thuốc trước khi cho trẻ dùng. Với các loại thuốc kháng axit dạng sủi, bố mẹ hãy hoà tan viên sủi với nước lọc cho đến khi viên sủi tan hết, tuyệt đối không cho trẻ uống khi thuốc chưa hoà tan.

hình ảnh

Bố mẹ hãy tham khảo ý kiến, hỏi rõ về liều dùng và cách dùng thuốc kháng axit từ bác sĩ trước khi cho trẻ dùng

Nhìn chung, khi cho trẻ dùng thuốc kháng axit, bố mẹ cần tuân thủ theo tất cả những hướng dẫn được in trên gói sản phẩm. Tuyệt đối không dùng quá liều lượng khuyến cáo ghi trên bao bì sản phẩm. Nếu bố mẹ có bất kỳ câu hỏi nào, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi cho trẻ sử dụng.

Thuốc kháng axit có tác dụng phụ với trẻ không?

Giống như người lớn, trẻ em dùng thuốc kháng axit cũng có thể gặp các tác dụng phụ. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên quá lo lắng về tác dụng phụ của thuốc kháng axit. Nếu bác sĩ đã hướng dẫn bố mẹ sử dụng thuốc này cho trẻ, hãy nhớ rằng bác sĩ đã đánh giá thuốc an toàn và có lợi ích có sức khỏe của trẻ nhiều hơn nguy cơ tác dụng phụ.

Một số tác dụng phụ của thuốc kháng axit ở trẻ em mà bố mẹ cần lưu ý, bao gồm:

  • Táo bón, đầy hơi và ợ hơi
  • Chán ăn
  • Buồn nôn, nôn
  • Sụt cân bất thường
  • Đau xương/cơ, nhức đầu
  • Thay đổi tâm trạng
  • Khát nước
  • Trẻ suy nhược, mệt mỏi bất thường
  • Có thể có dấu hiệu của các vấn đề về thận (chẳng hạn như thay đổi lượng nước tiểu).

Đặc biệt, nếu bố mẹ cho trẻ dùng thuốc kháng axit quá liều lượng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Nếu bố mẹ thấy bất kỳ tác dụng phụ nào kéo dài hoặc trở nên trầm trọng hơn, hãy báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ của gia đình.

Ngoài ra, một vài nghiên cứu cũng đã cho thấy việc sử dụng các chất kháng axit dạ dày có thể kích hoạt dị ứng của cơ thể. Điều này được lý giải rằng, dạ dày của chúng ta có sự cân bằng giữa axit dạ dày và enzyme, nếu dùng thuốc kháng axit không hợp lý có thể phá vỡ sự cân bằng này, từ đó tác động vào hệ miễn dịch và gây ra dị ứng. Do đó, nếu thấy trẻ có bất kỳ triệu chứng nào của dị ứng như: phát ban, ngứa, sưng, khó thở, chóng mặt… khi dùng thuốc kháng axit bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở gần nhất ngay lập tức.

Lời khuyên về việc dùng thuốc kháng axit cho trẻ em

Nhìn chung, bố mẹ vẫn có thể cho trẻ dùng thuốc kháng axit với điều kiện là hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi cho con dùng. Bên cạnh đó, bố mẹ nên tham khảo những lời khuyên sau đây để việc dùng thuốc của con có hiệu quả hơn:

hình ảnh

Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bố mẹ cần chú ý đến dinh dưỡng của trẻ

Về việc dùng thuốc

- Bố mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng axit. Thay vào đó, bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước để được kê đơn loại phù hợp và an toàn cho con.

- Khi dùng, bố mẹ nên đọc kỹ nhãn trước khi cho trẻ dùng. Điều này sẽ giúp trẻ không dùng thuốc quá liều và gặp nguy hiểm.

- Bố mẹ nên theo dõi con chặt chẽ sau khi cho trẻ uống thuốc kháng axit. Nếu thấy trẻ gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng nào hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện càng sớm càng tốt.

Về dinh dưỡng và sinh hoạt

- Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bố mẹ cần chú ý cho trẻ ăn đầy đủ 3 bữa chính, mỗi bữa ưu tiên bổ sung cân bằng các chất như đạm - đường - béo- vitamin và khoáng chất.

- Hạn chế thức ăn quá chua, cay, mặn, quá nóng hoặc quá lạnh, quá nhiều dầu mỡ…

- Nên cho trẻ ăn đúng giờ, không bỏ bữa, không để quá đói hoặc ăn quá no. 

- Khuyến khích trẻ ăn chậm, nhai kỹ, tốt nhất là chia nhỏ bữa trong ngày.

- Khi bị stress cơ thể sẽ giải phóng hormone căng thẳng, loại hormone này có thể làm mất cân bằng chức năng dạ dày. Do đó, bố mẹ nên tạo tâm lý thoải mái, không gây áp lực cho trẻ để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Điều quan trọng cuối cùng chính là thuốc kháng axit chỉ giúp trung hòa axit trong dạ dày, từ đó giảm các triệu chứng khó chịu khi trẻ bị thừa axit dạ dày, không chữa khỏi bệnh. Hi vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã được cung cấp thêm kiến thức hữu ích về việc thuốc kháng axit an toàn với trẻ không.

Xem thêm bài viết liên quan:

2 dấu hiệu trên mặt cảnh báo K dạ dày, chỉ cần 1 biểu hiện cũng cần đi khám

7 bài thuốc giảm đau dạ dày dân gian cực hiệu quả, dễ kiếm

9 lý do bất ngờ khiến dân văn phòng thường xuyên bị đau dạ dày, thay đổi đi là đỡ