Những lời lẽ của cô giáo này trong nhóm chat phụ huynh đang gây ra làn sóng phẫn nộ dữ đội.
Cụ thể, một phụ huynh bức xúc chia sẻ thông tin này trên mạng xã hội cho biết, các con mới tựu trường được 1 tuần, cô giáo chủ nhiệm đã thông báo về các khoản phí phải nộp vào đầu năm học, trong đó có cả tiền ăn dành cho các học sinh ở bán trú. Chuyện sẽ rất bình thường, và không có gì đáng nói nếu như cô giáo không có dòng tin nhắn tỏ rõ thái độ c/h/ê b/a/i gia cảnh của một em học sinh là “nhìn rất nghèo”.
Hình ảnh cô giáo nhắn tin trong nhóm chat của phụ huynh lớp mình chủ nhiệm, ảnh: FB
Mọi người có thể thấy trong đoạn tin nhắn, nữ giáo viên nói chuyện với phụ huynh bằng thái độ rất trịch thượng: “2 em không ăn bán trú, G.B; T.B., còn ai nữa không để cô báo nhà trường.
P.A. (nhìn rất nghèo có tham gia bán trú được không) để cô cắt ngay từ đầu? Còn ăn thì phải đóng tiền đúng thời gian, không đóng trễ và quá tháng. Ai không ăn báo lại ngay nhé”.
Lời lẽ thiếu chuẩn mục này đã khiến cho các phụ huynh có mặt trong nhóm lớp cảm thấy vô cùng sốc. Ai cũng hoang mang không hiểu vì sao cô giáo lại có thể có những phát ngôn k/ỳ t/h/ị một đứa trẻ chỉ mới chập chững bước vào lớp 1 như thế.
Mặc dù sau khi nhắn ra những chữ này, nữ giáo viên đã nhanh tay thu hồi nhưng đã bị các phụ huynh chụp màn hình tin nhắn lại và chia sẻ trên mạng xã hội.
Chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ, bài đăng của phụ huynh học sinh đã nhận về lượng tương tác khủng. Dĩ nhiên, đa số đều là những lời chỉ trích, phẫn nộ trước lời ăn tiếng nói kém tinh tế của cô giáo. Nhiều người không khỏi lo lắng, ngờ vực về nhân phẩm đạo đức và lương tâm nghề nghiệp của nữ giáo viên này, cho rằng tương lai của bọn trẻ sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
Phụ huynh phản ứng với lời lẽ thiếu chuẩn mực của cô giáo lớp 1, ảnh: FB
Một số bình luận nổi bật như:
- Đáng lẽ thấy các em nghèo cô phải thông cảm và tìm cách giúp đỡ, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình chứ!
- Thế này thì làm sao có thể đủ tư cách để dạy học sinh!
- Cô giáo là người có ăn có học, có tri thức mà tại sao lại trình độ ăn nói kém như thế?
- Đừng nhìn vẻ bề ngoài mà đánh giá một đứa trẻ, nó có tội gì? Ngày đầu năm học đã gieo vào lòng phụ huynh nỗi buồn nhức nhối như thế này/ May đứa trẻ chưa biết đọc và chưa kịp đọc. Thương cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Cô giáo này thật “nghèo” nhân cách!
- Người ta nói “cô giáo như mẹ hiền” cơ mà, đáng lẽ cô thấy trẻ nghèo thì phải có lòng thương, và sự thông cảm chứ?
- Thấy những dòng tin nhắn của cô giáo mà không vui nổi, buồn cho hoàn cảnh của em học sinh, và cũng buồn vì cô giáo ấy thật “nghèo” nhân cách!
- Có thể cô lỡ lời, nhưng nếu cô không có suy nghĩ như vậy thì làm sao cô có thể tuôn ra những lời này?
- Bởi vậy bố mẹ khi gửi con đến trường, bảo không lo lắng sao đành. Lựa tới lựa lui cũng vì muốn con nhận được nền giáo dục chất lượng nhất, được cô yêu bạn mến nhưng thế này thì buồn thật!
Giáo viên cần có lời lẽ và hành động chuẩn mực để làm gương cho học sinh, ảnh: dSD
Theo chia sẻ, nữ giáo viên nói trên hiện đang công tác tại Trường Tiểu học Phú Trinh 2, TP.Phan Thiết, Bình Thuận.
Phòng Giáo dục TP.Phan Thiết đã tiếp nhận sự việc và chỉ đạo Ban Giám hiệu trường Phú Trinh 2 kiểm tra thông tin. Nếu đoạn tin nhắn trên là đúng thì phải xin lỗi học sinh và phụ huynh, đồng thời cử giáo viên khác làm công tác chủ nhiệm. Phòng Giáo dục cũng chỉ đạo Hiệu trưởng các trường tiếp tục quán triệt đội ngũ giáo viên, kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Sau khi nhắn tin, cô giáo đã thu hồi nhưng các tin nhắn này đã được phụ huynh chụp màn hình và lưu lại.
Thực tế, có thể thấy, chuẩn mực lời nói của giáo viên là rất quan trọng trong môi trường giáo dục vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của học sinh, cũng như tạo nên một môi trường học tập lành mạnh và tích cực.
Giáo viên cần sử dụng ngôn từ lịch sự, tránh việc xúc phạm hoặc làm tổn thương học sinh. Lời nói nên thể hiện sự tôn trọng đối với suy nghĩ, cảm xúc và nhân cách của mỗi học sinh. Giáo viên cần sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp, không dùng từ ngữ thô tục, châm biếm hoặc không phù hợp trong môi trường giáo dục. Trong mọi tình huống, giáo viên nên giữ bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc để tránh những lời nói không phù hợp hoặc thiếu kiểm soát.
Lời nói của giáo viên có sức ảnh hưởng lớn đến tinh thần, hành vi, và thái độ học tập của học sinh. Do đó, việc duy trì chuẩn mực trong lời nói không chỉ giúp giáo viên thể hiện sự chuyên nghiệp mà còn góp phần tạo ra một môi trường học tập tích cực và hiệu quả.
Khi cần phê bình, hãy làm điều đó một cách xây dựng, hướng dẫn học sinh cách cải thiện mà không làm họ cảm thấy bị hạ thấp.