Theo bài báo em đọc được trên trang Kinh tế Đô thị kể rằng ngày 8/3/2023, chị Vũ Thị Ng., 32 tuổi, ngụ ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định xin phép cả nhà cho mình đưa 2 đứa con nhỏ (1 đứa 5 tuổi và 1 đứa 2 tuổi) đi chơi. Tuy nhiên, đến khoảng 10 giờ khi đi ngang qua cầu phao Ninh Cường, chị Ng. đã để chiếc xe máy chở 2 con trên đê sông rồi dẫn chúng xuống sông và dìm đến ngưng thở. Ngay thời điểm đó, nhiều người dân đi ngang phát hiện sự việc nên đã hô hoán kêu người chạy lại cứu 2 bé nhỏ lên rồi đưa đến Trạm Y tế gần đó để cấp cứu, nhưng 2 cháu bé vẫn không qua khỏi.

hình ảnh


Ảnh: Sông Ninh Cơ, nơi bà mẹ dìm 2 con nhỏ đến ngưng thở nghi do trầm cảm. Nguồn: Kinh tế Đô thị. 

Vụ việc vừa xảy ra xong, cơ quan Công an nhận tin đã bắt giữ khẩn cấp chị Ng. để điều tra về hành vi dìm 2 con nhỏ đến ngưng thở. Đồng thời, 2 đứa bé sau khi được xác định không qua khỏi đã được trả về cho gia đình để lo hậu sự.

Đọc đi đọc lại vụ việc xảy ra, rất nhiều người không thể tin nổi vì sao có vụ việc thương tâm như vậy xảy ra, mà người gây tội lại chính là mẹ của chúng. Được biết, chị Ng. từng là giáo viên dạy môn tin học ở một trường tiểu học trong cùng địa bàn. Cuối năm 2022, chị Ng. bắt đầu có dấu hiệu của bệnh trầm cảm nên đã xin nghỉ dạy để ở nhà điều trị bệnh.

Nhắc đến vụ án thương tâm và hai từ ‘trầm cảm’, chắc mọi người nghĩ trầm cảm sẽ được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự?

Vì đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng có liên quan đến quyền của trẻ em, nên phải được xét xử công tâm, khách quan và đúng luật. Việc xem xét ấy cần phải làm rõ lý do vì sao cũng như động cơ và mục đích thực hiện hành vi vi phạm của người mẹ là chị Ng.

Theo luật, hành vi này có thể bị xử lý về tội hại người khác qua đời theo Điều 123 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với tình tiết tăng nặng là hại trẻ em qua đời (người dưới 16 tuổi) và hại nhiều trẻ bằng mức án ‘bóc lịch’ từ 12 năm đến 20 năm, chung thân hoặc ‘bay màu khỏi Trái Đất’.

Tuy nhiên, theo Luật sư Nguyễn Anh Thơm, vì có thông tin cho rằng người mẹ đang mắc bệnh trầm cảm nên Cơ quan Điều tra phải tiến hành thu thập thêm một số chứng cứ liên quan đến vấn đề này để làm cơ sở xác định năng lực chịu trách nhiệm hình sự của người mẹ.

Trong trường hợp đúng là có căn cứ xác định chị Ng. mắc bệnh tâm thần trầm cảm thì phải tiến hành bước tiếp theo là trưng cầu giám định tâm thần.

  • Nếu kết quả trưng cầu giám định cho thấy chị Ng. bị mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình vào các thời điểm trước, trong và sau khi phạm tội thì Cơ quan Điều tra sẽ tiến hành đình chỉ vụ án và đưa chị đi áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
  • Nếu kết quả trưng cầu giám định cho thấy chị Ng. chỉ bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình vào các thời điểm trước, trong và sau khi phạm tội thì về nguyên tắc, chị vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo đúng quy định nêu trên, có điều dựa vào yếu tố này có thể xem xét làm cơ sở giảm nhẹ hình phạt.

Dẫu biết rằng vụ án này xảy ra, đau lòng nhất vẫn là gia đình – những người ở lại, nhưng tội của người mẹ đã gây ra thì vẫn phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật, chứ không thể làm khác hơn được.

Vì vậy, để tránh xảy ra những vụ án tương tự, chúng ta là phụ nữ nên tự biết yêu thương và chăm sóc bản thân mình, bên cạnh trách nhiệm và tình thương của mình dành cho chồng con, bằng cách tìm đến nơi người thân hoặc bạn bè giãi bày tâm sự nếu có khó khăn, khúc mắc trong cuộc sống và dành thời gian để tập thiền hoặc yoga để giải tỏa sự căng thẳng.

hình ảnh


Ảnh: Mặc dù người dân đã phát hiện tới ứng cứu nhưng đã quá muộn. Nguồn: Báo Người Lao Động. 

Đồng thời, người thân cần có thái độ quan tâm, chăm sóc, hỏi han và theo dõi người phụ nữ trong gia đình mình, nhất là giai đoạn sau khi sinh con xong vốn là thời điểm xuất hiện những thay đổi về tâm lý và dễ xảy ra bệnh trầm cảm nếu không được quan tâm đúng cách sẽ gây ra hậu quả khôn lường.

Mong là sau những vụ án đau lòng như thế này, cả bản thân các chị em phụ nữ và người thân trong gia đình cần rút kinh nghiệm đừng để lặp lại các vụ việc tương tự.