Ngày nào còn thất nghiệp chưa biết sẽ làm gì tiếp theo, cô gái sinh năm 1997 đã gây dựng nên thương hiệu đình đám, đưa sản phẩm làng nghề lên một tầm cao mới.

Từ xưa đến nay, chắc hẳn chị em cũng biết rằng có muôn vàn cách để làm giàu. Một trong số đó phải kể đến việc mua bán kinh doanh vì người xưa có câu “phi thương bất phú” mà. Buôn bán cần nhiều yếu tố, trong đó sự may mắn là không thể thiếu. Đôi vợ chồng trẻ đến từ Vĩnh Phúc đã khởi nghiệp thành công, đưa làng nghề làm dao lên một tầm cao mới.

Nay lướt báo thấy câu chuyện hay nên chia sẻ với mọi người. Đỗ Thị Thu Thuỷ, 24 tuổi giữ vị trí Trưởng phòng Dự án, thu nhập tốt và công việc ổn định ở Hà Nội. Cô quen với chồng là anh Khoa qua mạng xã hội và do hai người cùng quê nên mối quan hệ phát triển bền chặt. Vì không muốn cả đời gắn với nơi công sở ngột ngạt, Thủy quyết định nghỉ việc và bàn bạc với chồng để anh theo cô về quê. Cả hai dù chưa biết làm gì tiếp theo nhưng vì khao khát cuộc sống tự do quá lớn, họ cùng về.

hình ảnhVợ chồng Thủy về quê, bố mẹ chồng có sẵn cơ sở làm dao để cô phát triển kinh doanh. Ảnh Vietnamnet

Ở Hà Nội, Khoa làm trong ngân hàng nước ngoài với thu nhập cao, năng lực tốt, tương lai tươi sáng. Anh quyết định nghỉ việc về quê cùng bạn gái khiến ai cũng bất ngờ. Trong lúc thất nghiệp ngồi nhà, anh tâm sự về việc xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có làng nghề làm dao. Nhà anh cũng có xưởng rèn và bố anh là thợ lành nghề. Ban đầu chị Thủy có phần suy nghĩ, trăn trở về việc có nên mua dao đem bán hay không. Nhưng rồi như cái duyên, anh chị bắt tay vào việc.

Dùng mạng xã hội thành công cụ bán hàng, dựa vào khả năng ăn nói lanh lợi hoạt bát và đầu óc nhạy bén, Thủy không đơn thuần là mua đi bán lại theo số lẻ mà cô và chồng còn mong muốn đưa tên tuổi làng nghề lên tầm cao mới. Dao của gia đình cũng được đặt tên riêng, định dạng thương hiệu riêng. “Mình kỳ công chụp hình, làm video, áp dụng tất cả những kiến thức mình biết và học được để đưa sản phẩm ra thị trường, khao khát một ngày nào đó dao Lý Nhân cũng nổi tiếng như dao Đa Sỹ” - Thuỷ kể.

Điểm nhấn trong việc kinh doanh này bên cạnh chất lượng và mẫu mã, khâu chăm sóc khách hàng của vô cùng quan trọng. Thủy cho biết: “Kể cả khi mình gửi nhầm hàng hay có bất cứ sự cố gì, mình cũng cố gắng xử lý tốt nhất có thể để khách đánh giá 5 sao cho mình. Có khách chia sẻ rằng nếu so sánh dao nhà mình với dao Nhật, dao Đức giá tiền triệu thì không bằng nhưng họ thích cách chăm sóc khách hàng của mình và cảm thấy quý mến”.

hình ảnh

Anh Khoa cùng vợ xây dựng sự nghiệp. Ảnh Vietnamnet

Giờ đây, việc bỏ phố về quê của vợ chồng Thủy đã cho thấy đây là quyết định đúng đắn. Hằng ngày, Thủy và chồng làm việc, tất bật buôn bán và mang về thu nhập tốt, đảm bảo cuộc sống thoải mái. Dao có chất lượng cao, có thẩm mỹ và được đưa sang thị trường nước ngoài chính là mong ước của vợ chồng Thủy. 

Đừng để bản thân an nhàn khi còn quá trẻ mà hãy làm việc và đặt mục tiêu cao hơn trong tương lai. Nghỉ hưu non cũng được, nhưng đừng liều lĩnh bỏ hết công việc để sống đời thiếu thốn, tương lai vô định bất an. Chị Thủy, anh Khoa cũng bỏ Hà Nội về quê nhưng họ có cơ sở sẵn từ phụ huynh, cộng với sự nhanh nhẹn xây dựng cơ sở kinh doanh riêng, làm chủ công việc và cuộc đời mình. 

Dù sống ở nơi thị thành hay nông thôn, ít ai trong chúng thoát khỏi vòng xoáy cơm áo gạo tiền. Dù bản thân mong muốn được thảnh thơi nghỉ ngơi nhưng kinh tế không cho phép, điều kiện sống còn thiếu trước hụt sau thì vẫn phải cố gắng nhiều. Người ta muốn rời khỏi cuộc sống bận rộn để tìm kiếm sự tự do, nhàn rỗi khi tuổi đời còn quá trẻ thì sớm muộn gì cũng phải quay lại con đường mưu sinh đầy gian nan bởi kiếm được đồng tiền đâu phải dễ.

Nguồn tham khảo Vietnamnet