Câu chuyện về đôi vợ chồng Nhật Bản đến với nhau nhờ duyên nợ đặc biệt với Việt Nam khiến nhiều người rưng rưng xúc động, nể phục.
Gần đây, đọc trên Dân Trí, mình rất ấn tượng trước câu chuyện của vợ chồng ông Murayama Yasufumi. Vợ chồng ông đã tổ chức đám cưới tại Việt Nam, cách đậy năm và đó là kỷ niệm thật đẹp, nhiều ý nghĩa của họ.
(Ảnh: Dân Trí)
Được biết, năm 1988, ông Murayama đến Việt Nam để chụp ảnh về đời sống tại đây sau những năm tháng lịch sử đầy biến động. Suốt 25 năm, ông đã trở lại đất nước hình chữ S này hàng chục lần để tham dự nhiều dự án ý nghĩa.
Năm 2001, ông quen biết với bà Đỗ Thùy Dương (sinh năm 1988) - người có vết thương lớn trên khuôn mặt. Dấy lên nỗi thương cảm, ông đã tìm nhiều cách để giúp bà được qua Nhật thực hiện phẫu thuật.
Câu chuyện cảm động này đã thu hút nhiều người ở 2 nước quan tâm. Khi đó, tại Nhật Bản, bà Yokogawa Mariko đã biết được qua phương tiện truyền thông và ngỏ ý muốn được chăm sóc người phụ nữ Việt sau khi phẫu thuật. Suốt nhiều tháng, bà Yokogawa đã lui tới bệnh viện để chăm sóc Thùy Dương. Ông Murayama đã cảm động và dần có cảm tình với cô gái Nhật khi chứng kiến tình thương, sự tỉ mẩn và chịu khó của cô.
"Đây chẳng qua là định mệnh, và chúng tôi có thể nói rằng cả hai đã mang duyên nợ nhờ Việt Nam", ông Murayama Yasufumi nhớ lại.
(Ảnh: Dân Trí)
3 tháng sau, ông đã bày tỏ tình cảm dành cho đối phương. Tuy vậy, thời gian đầu, gia đình của bà Yokogawa đã không ủng hộ chuyện tình này. "Gia đình vợ tôi cần một người đàn ông có thể che chở cho cô ấy nhiều hơn nên đã phản đối. Thế nhưng cuối cùng cô ấy đã rời nhà và đến ở cùng tôi", ông Murayama Yasufumi chia sẻ.
Tháng 8/2008, sau 1 năm yêu nhau, cặp đôi quyết định tiến tới hôn nhân. Điều đặc biệt là họ đã quay lại Việt Nam - đất nước duyên nợ của cả hai người - để tổ chức đám cưới và mời những người bạn thân quen.
Khi chứng kiến vợ mặc bộ áo dài đỏ truyền thống như nhiều cô dâu Việt, ông Murayama xúc động rất nhiều. Đám cưới đã diễn ra tại một nhà hàng nhỏ ở TP.HCM. đôi vợ chồng mời 20 khách người Nhật, 80 khách người Việt đến chung vui. Bạn bè của họ là những người có địa vị xã hội, cho đến nhiều người làm công việc xích lô, xe ôm, các bà ở quán nước, các ông chú ở quán ăn… Chia sẻ về điều này, người đàn ông Nhật bộc bạch:
"Mọi người thuộc mọi tầng lớp đều được chào đón, miễn là họ là bạn của tôi. Tất cả họ đều có những hoàn cảnh khác nhau, thế nhưng đều chúc phúc cho cuộc hôn nhân của tôi".
(Ảnh: Dân Trí)
Khác với nhiều đám cưới ở Việt Nam, trước sảnh nhà hàng không trưng hình cưới chụp ngoại cảnh hay váy vóc cầu kỳ, chú rể chỉ đặt tấm bảng với dòng ghi chú: "Phí tham dự 200.000 đồng" cùng dòng chú thích: "Miễn nhận tiền mừng và quà cưới".
Ông Murayama cho biết, đây là một phong tục của Nhật Bản. Xem đám cưới như một lễ kỷ niệm nên ông không muốn bạn bè tốn kém quá nhiều, mà chỉ cần tặng không quá 200 nghìn đồng như lệ phí.
Sau đám cưới, đôi vợ chồng Nhật đã đi xe buýt đến Cần Giờ để tận hưởng chuyến trăng mật. "Cả đêm đó tôi không ngủ được vì có rất nhiều muỗi, vợ tôi buộc phải thức cùng để nói chuyện đến sáng. Mặc dù hiện tại, vợ chồng tôi không có con nhưng cuộc sống rất hạnh phúc. Đặc biệt, tình yêu vô tận với Việt Nam của tôi cũng đã lan truyền sang cô ấy", ông Murayama hài hước kể lại.
15 năm bên nhau, đôi vợ chồng Nhật đã đến Việt Nam 8 lần và có nhiều kỷ niệm đẹp đẽ, đặc biệt với đất nước hình chữ S. Dõi theo câu chuyện của vợ chồng ông Murayama, mình thật sự rất ngưỡng mộ và nể phục mối tình tuyệt vời của họ. Xuất phát từ sự đồng cảm với mảnh đời khó khăn và lòng nhân ái, yêu thương, hai người đã tìm thấy tình yêu đời mình.