Em và đứa em gái đều bị xoang mãn tính. Cứ hôm nào thời tiết hanh khô là biết mặt nhau ngay. Như em còn nhẹ, chứ đứa em thì khổ sở, cứ phải uống thuốc liên tục đấy ạ. Trước nay em vẫn nghĩ bệnh này chắc không nguy hiểm lắm, cố gắng giữ gìn mũi không bị khô là được. Nhưng em đọc trên báo thấy có người bị xoang lan lên não mà tử vong đấy ạ. Hóa ra bệnh này cũng chẳng đơn giản chút nào.

PGS Lê Công Định – Trưởng khoa Tai Mũi Họng, BV Bạch Mai nói rằng viêm mũi xoang là bệnh lý rất khó điều trị dứt điểm và không nên chủ quan vì nó có thể dẫn tới biến chứng nghiêm trọng.

Viêm xoang chạy vào não

PGS Định chia sẻ tại khoa của ông, có những bệnh nhân đến khám trong tình trạng đau đầu, mất ngủ, thậm chí có người nhiễm trùng mũi xoang lan vào não.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Gần nhất, là có một bệnh nhân viêm mũi xoang đến khám trong tình trạng đau đầu và viêm mũi xoang dẫn đến viêm não. Do không thể can thiệp bằng phẫu thuật nên sau đó bệnh nhân đã qua đời đấy ạ.

Xoang là hệ thống các hốc rỗng nằm bên trong khối xương sọ-mặt. Các hốc rỗng này thông với mũi và được bao phủ lớp niêm mạc biểu mô đường hô hấp, có những lớp nhầy, lông truyền. Xoang hoạt động thông qua cơ chế dẫn lưu, thông khí và bảo vệ.

Mũi và xoang là hai cơ quan thông nhau và được bao phủ lớp biểu mô đường hô hấp. Trên lâm sàng, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng viêm mũi trước sau đó mới chuyển thành viêm xoang. Các bệnh lý xoang đều bắt đầu từ mũi trước rồi mới lan tới xoang nha các mẹ.

Theo PGS Định, viêm mũi xoang là bệnh phổ biển trên toàn thế giới: Ở Mỹ có tới 12% dân số nhiễm bệnh này. Ở châu Âu, khoảng 10% dân số và ở Việt Nam, tỷ lệ viêm mũi xoang cao hơn rất nhiều. Đây cũng là bệnh vô cùng phổ biến trong các bệnh lý đường hô hấp.

Theo thống kê của PGS Định, mấy năm gần đây, tỷ lệ người mắc viêm mũi xoang ngày càng tăng do 2 nguyên nhân chính: Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Đặc biệt nhất là ô nhiễm không khí.

Theo PGS Định thì phấn hoa cũng tăng lên nhiều kể cả về nồng độ cũng như tỷ lệ và đây cũng là thủ phạm chính gây viêm mũi xoang.

Những dấu hiệu của bệnh viêm mũi xoang

PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt, nguyên trưởng khoa Tai mũi họng trẻ em-BV Tai Mũi Họng Trung ương cũng cho biết: Tỷ lệ người bị xoang mũi ngày càng tăng so với trước.

Viêm mũi xoang không hề là bệnh lý thông thường như nhiều người vẫn nghĩ

PGS An nhấn mạnh:  Viêm mũi xoang không hề là bệnh lý thông thường như nhiều người vẫn nghĩ. Người dân còn chủ quan với bệnh viêm mũi xoang, điều đó dẫn tới tỷ lệ điều trị thất bại, tái phát rất lớn và chuyển thành viêm mũi xoang mãn tính, bệnh nhân không kiểm soát được triệu chứng. So với bệnh lý tiểu đường, huyết áp mãn tính thì viêm mũi xoang mãn tính khó kiểm soát hơn rất nhiều.

Tại sao nhiều người Việt Nam bị viêm mũi xoang

Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An thì nguyên nhân viêm mũi xoang do:

- Nội sinh xuất hiện ở người có cơ địa bị dị ứng, hen, gen, bệnh trào ngược thực quản, bệnh u hạt, vách ngăn lệch, cuống mũi quá phát.

- Ngoại sinh như vi khuẩn, virus, nấm, khói bụi, hít phải chất kích thích như thuốc lá.

hình ảnh

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Các nguyên nhân trên tác động vào hệ thống mũi xoang gây nên các triệu chứng viêm mũi, nghẹt mũi, rối loạn thông khí dẫn tới dịch đọng trong xoang, thay đổi áp suất trong xoang. Lúc này, bệnh nhân hay bị đau nhức vùng mặt, đau nhức hốc mắt. Có một số người đau đầu cả ngày hoặc đau đầu theo giờ.

Hệ lụy của bệnh có thể khiến bệnh nhân bị: Nghẹt tắc mũi do cuống mũi, dịch mũi làm nghẹt tắc mũi gây cảm giác rất khó chịu. Bệnh nhân cũng hay phải khịt khạc do dịch mũi chảy xuống họng. Nhiều người còn bị rối loạn khứu giác.

Ngoài ra bệnh nhân còn bị một số triệu chứng khác như: Ho, hôi miệng, ù tai, nghe kém…do mũi bị xoang viêm nên ảnh hưởng tới các cơ quan lân cận.

Xoang viêm cấp tính có 2 loại và biểu hiện triệu trứng kéo dài từ 2 đến 12 tuần. Đối với xoang mãn tính thì triệu chứng kéo dài  trên 12 tuần.

Để phòng viêm xoang thì PGS An khuyến cáo: Chữa trị dứt điểm các bệnh tai mũi họng và đường hô hấp, tránh để bệnh tái phát nhiều lần gây xoang. Hạn chế ngoáy mũi, rửa tay trước khi ăn để hạn chế vi khuẩn, vi rút vào mũi mà không biết.

Nguồn tổng hợp