Vì sao thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm vi khuẩn? Làm thế nào để bảo quản thức ăn tốt nhất, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình? Nhất là ở trong điều kiện sinh hoạt như hiện nay, việc dư thừa thức ăn hàng ngày là vô cùng phổ biến.

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra nguyên do vì sao thức ăn chứa nhiều nước không thể để được lâu cũng như các biện pháp bảo quản thức ăn hiệu quả nhất.

hình ảnh

Vì Sao Thức Ăn Chứa Nhiều Nước Rất Dễ Bị Nhiễm Vi Khuẩn?

Các loại thức ăn chứa nhiều nước như rau, củ, quả, các món canh, món sốt, xào,v.v.. thường dư thừa trong quá trình sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình. Nếu gia đình không có điều kiện sử dụng tủ lạnh để bảo quản, những món ăn này rất nhanh hỏng. Thậm chí, một số món có thể “bốc mùi” chỉ sau một đêm.

Điều này khiến cho nhiều người đặt ra thắc mắc: Vì sao thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm vi khuẩn?

Về cơ bản, vi khuẩn có rất nhiều cơ chế trao đổi chất. Không thể không nhắc đến vi khuẩn tự dưỡng (tự tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và nước). Nói cách khác, trong môi trường có nhiều nước, vi khuẩn tự dưỡng sẽ có điều kiện thuận lợi để tổng hợp chất dinh dưỡng, đảm bảo sự trao đổi chất và cơ chế sinh sản của chúng.

Do đó, những thức ăn chứa nhiều nước chính là môi trường tốt nhất cho vi khuẩn phát triển. Một số loại vi khuẩn sinh sản bằng hình thức phân bào. Tốc độ nhân lên chậm là 18 tiếng/lần (vi khuẩn tả là 5 - 7 phút/lần). Vì vậy, nếu để thức ăn qua đêm, 1 triệu vi khuẩn nhân lên thành 2 triệu là ít nhất. Chúng chính là tác nhân gây ra mùi cho thức ăn và nhiều bệnh đường ruột.

Môi trường nước cũng thúc đẩy quá trình phân bào của vi khuẩn. Do đó, nếu không có biện pháp bảo quản hợp lý, thức ăn chứa nước căn bản không thể để được qua đêm.

Các Biện Pháp Bảo Quản Thức Ăn Hợp Lý

Hiện tại, không có phương pháp nào để tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn ngay cả khi chúng không sản sinh theo thời gian. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để hạn chế vi khuẩn, giúp thức ăn dự trữ được lâu nhất!

1 - Đông lạnh

Nhiệt độ càng thấp, quá trình trao đổi chất và sinh sản của vi sinh vật càng chậm. Do đó, thực phẩm được đông lạnh sẽ giữ được độ tươi lâu hơn. Đây cũng là lý do vì sao thức ăn để qua đêm nên sử dụng tủ lạnh để bảo quản. Tuy nhiên, đông lạnh không có tác dụng diệt khuẩn. Khi để ra ngoài môi trường, vi khuẩn sẽ hoạt động trở lại.

2 - Hút chân không

Hầu hết các vi khuẩn nói riêng và vi sinh vật nói chung đều trao đổi chất dựa vào thành phần chính là Oxy và CO2. Do đó, ngăn tách vi khuẩn với không khí bằng cách hút chân không là một biện pháp tuyệt vời. Hút chân không thường đi liền với biện pháp đóng hộp, chai, lọ,v.v..

3 - Muối chua

Muối chua là một phương pháp hạn chế vi sinh vật tốt nhất bằng cách sử dụng các chất ức chế hoạt động của vi khuẩn. Điển hình là: ngâm muối, giấm, rượu, dầu oliu và dầu thực vật. Những chất này phù hợp với nhu cầu sử dụng của con người và có thể bão hòa khi đun sôi.

4 - Hun khói

Hiện nay biện pháp hun khói không còn được sử dụng phổ biến trong việc bảo quản thức ăn do tiêu tốn nhiều thời gian. Hun khói là hình thức làm khô theo thời gian mà không cần nấu nó. Chất hydrocacbon từ khói cũng làm thơm thực phẩm và bảo quản tốt hơn.

5 - Sấy khô

Sấy khô làm cho lượng nước trong thức ăn bị mất gần hết, tạo môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Do đó, thức ăn cũng được bảo quản tốt hơn. Việc sấy khô hoa quả cũng làm cho hương vị trở nên độc đáo hơn.

Tổng Kết

Trên đây là lý giải cho thắc mắc “Vì sao thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm vi khuẩn?” cũng như một số phương pháp bảo quản thức ăn lâu và ngon nhất. Theo dõi chúng tôi trong các bài viết tiếp theo để được biết thêm nhiều kiến thức thú vị!