Vì sao mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất? Câu hỏi thuộc chương trình Sinh Học 7 này làm khó bạn? Bạn đang tìm đáp án chính xác nhưng chưa tìm được? Bạn không hài lòng với cách giải trong sách giáo khoa? Theo dõi bài viết dưới đây để được lý giải vì sao giun đất lại xuất hiện nhiều trên mặt đất trong mùa mưa nhé.

hình ảnh

Như chúng ta biết thì giun đất là một loại động vật cho nên cũng cần phải hô hấp không khí đúng không nào. Cho dù nó sống dưới đất đi nữa thì thường ngày chúng cũng hô hấp oxi đấy. Chính vì vậy khi mưa lớn hoặc mưa nhiều sẽ gây cho đất ngập nước.

Từ đó nước tràn vào các lỗ hồng trong lòng đất sẽ khiến cho lượng không khí bị giảm mạnh. Cho nên điều đó khiến cho giun không thể hô hấp và chúng chỉ có thể lựa chọn là chui lên mặt đất để hô hấp không khí thay vì chết ngạt ở phía dưới. Chúng cũng hô hấp qua toàn lớp da của mình cho nên càng hạn chế việc hô hấp của mình nếu như xung quanh quá ngột ngại. 

hình ảnh

Cấu tạo cơ thể của giun đất

Cơ thể của giun đất thường rất dài và có nhiều đốt, để nhận ra các đốt này thì ở phần đầu mỗi đốt đều sẽ có vòng tơ xung quanh mỗi đốt. Bên cạnh đó thì hệ hô hấp của giun đất qua da. Và đây là một loại bò sát cho nên sẽ không có chân mà chúng di chuyển trong lòng đất dựa vào các vòng tơ ở mỗi đốt của mình đó. Đặc biệt hơn giun là một loài động vật lưỡng tính và rất có ích cho nhà nông hoặc môi trường sống. 

hình ảnh

Vì Sao Nói "Giun Đất Là Bạn Của Nhà Nông"?

Giun đất được đánh giá là một sinh vật “khá gớm ghiếc”. Chúng cũng là nỗi ám ảnh của nhiều người khi quanh mình chỉ là một lớp da trơn trượt. Tuy nhiên, nhìn dưới góc độ khoa học, giun đất lại được xem là bạn của nhà nông bởi chúng có rất nhiều lợi ích như:

  • Làm cho đất tơi xốp: giun hoạt động trong môi trường đất bằng cách đào những cái lỗ, giúp tạo thành một mạng lưới ngầm dưới lòng đất. Do đó, đất trồng cũng tơi xốp hơn, giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng và oxy tốt hơn.
  • Ủ phân hữu cơ: phân gia súc được giun trùn quế làm cho hàm lượng chất dinh dưỡng tốt hơn, phân hủy nhanh hơn. Phân trùn quế được đánh giá tốt hơn rất nhiều so với phân thông thường.
  • Làm đồ ăn cho lợn: nhiều địa phương trên cả nước đang áp dụng việc nuôi giun làm nguồn lương thực cho lợn, gà và tôm. Đây là giải pháp giúp tiết kiệm trong chăn nuôi.
  • Xử lý chất thải nông nghiệp: Chất thải nông nghiệp nếu không được xử lý có thể dẫn đến quá tải, thậm chí ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng giun đất giúp phân hủy chất thải nông nghiệp nhanh hơn.
hình ảnh

Tổng Kết

Như vậy, với bài viết trên đây, bạn đã hiểu được nguyên nhân vì sao giun đất lại chui lên mặt đất trong mùa mưa cũng như biết được một số điểm đặc biệt của sinh vật này. Chúc bạn học tập vui vẻ! Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo để được chia sẻ kiến thức thú vị nhé!

Bài viết thuộc tác giả maianh777 - thành viên Cong dong Phu nu lon nhat Viet Nam! Nếu bạn sử dụng bài viết cho mục đích cá nhân, vui lòng ghi rõ! Xin cảm ơn!

-----------------------------------------------------------------------------------------------

Có thể bạn quan tâm:

Dạy Cách Luyện Tập Để Có Nụ Cười Đẹp Hơn Mỗi Ngày

Nguyên Nhân Thất Bại Của Phong Trào Cần Vương - Lịch Sử 11