UNG THƯ VÒM HỌNG CÓ TRIỆU CHỨNG GÌ?

Ung thư vòm họng là một căn bệnh nguy hiểm, bệnh có triệu chứng ở họng nên khá giống với các căn bệnh hô hấp nên làm chủ quan, khi phát hiện thường bệnh đã trở nặng và khó khăn trong việc chữa trị. 

Ở Việt Nam, số người mắc ung thư vòm họng chiếm 12%, khá cao so với các bệnh ung thư khác. Trong đó có 70% người bệnh phát hiện đang ở giai đoạn cuối làm việc điều trị trở nên khó khăn. 

Ung thư vòm họng có triệu chứng gì? 

Giai đoạn đầu là giai đoạn ủ bệnh, khối u hình thành và phát triển một cách âm thầm, dễ gây nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp nên rất khó để phát hiện nếu như không chú ý đến sức khỏe của mình. 

Khi có dấu hiệu đau rát, khản tiếng chứng tỏ khối u đang hình thành và phát triển, khối u gây tổn thương các tế bào lành và chèn vào các mạch bạch huyết gây ra đau họng, đau hơn khi nuốt nước bọt. Sau vài ngày dẫn đến hiện tượng khản tiếng. Mặc dù dễ nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp nhưng có một đặc điểm ung thư vòm họng có triệu chứng thường đau rát một bên họng, tăng dần và uống thuốc thông thường không thuyên giảm. 

Đau rát họng

Kèm theo một số triệu chứng do khối u ở họng làm đau họng và ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp khác như tắc một bên mũi, tắc từng đợt và có chảy máu mũi. Ho có đờm, ho dai dẳng, dù uống thuốc cảm cúm hay kháng sinh chỉ làm giảm triệu chứng nhất thời. Xuất hiện những cơn đau đầu âm ỉ, đau theo từng cơn, nhưng đau đầu thoáng qua khiến nhiều người không bận tâm. Biểu hiện ù một bên tai và nổi hạch gần chỗ ung thư vòm họng, thường là vùng cổ, dưới cằm, hạch sưng ngày càng lớn, gây cảm giác khó chịu cho người bệnh. 

Nhìn chung, ung thư vòng họng có triệu chứng khá giống với các bệnh đường hô hấp nhưng vẫn có một số đặc điểm khác nếu chú ý có thể nhận biết được như thường đâu một bên cổ họng, tắc nghẹt một bên mũi, biểu hiện lâu dài và uống thuốc không có tác dụng hoặc tác dụng giảm triệu chứng tạm thời. 

Cải thiện sức khỏe cho người bệnh ung thư vòm họng

Đối với ung thư, giữ vững tâm lý, cân bằng cảm xúc, suy nghĩ tích cực lạc quan kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh sẽ làm chậm quá trình phát triển của bệnh. 

  • Kiêng hoàn toàn thuốc lá, rượu bia và các đồ uống có cồn, có gas
  • Không ăn thức ăn mặn, thức ăn muối như thịt muối, cá muối, thức ăn lên men như dưa muối, cà muối
  • Không ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh
  • Tập thể dục thể thao để tăng sức sức khỏe và tăng sức đề kháng cho cơ thể