Dân mạng gay gắt khi 'Cầu Tõm' trở thành ý tưởng quốc phục Hoa hậu Chuyển giới Trân Đài tham dự Miss International Queen 2021. 

>>> Nới lỏng quy chế: 10 cuộc thi Hoa hậu - Hoa khôi dồn dập xuất hiện, chiếm sóng làng giải trí Việt 2021

hình ảnh

Trân Đài sẽ đại diện Việt Nam tham dự Miss International Queen 2021 

Sau cuộc thi Đại sứ Hoàn mỹ 2020, Trân Đài đang tốc lực luyện tập để tham dự cuộc thi Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế dự kiến sẽ được diễn ra tại Thái Lan vào giữa năm 2021. Hiện tại, người đẹp chiến thắng Đại sứ Hoàn mỹ 2020 đang trau dồi kĩ năng và chuẩn bị kĩ lưỡng để tham dự đấu trường nhan sắc này.

Gần đây, cuộc thi tuyển chọn quốc phục cho Trân Đài tại cuộc thi quốc tế cũng nhận được nhiều sự quan tâm từ các bạn trẻ muốn thử sức trong lĩnh vực thời trang, thiết kế một trang phục ấn tượng để đại diện Việt Nam tỏa sáng trên sân khấu quốc tế. 

hình ảnh

Dân mang gay gắt khi 'Cầu Tõm' trở thành ý tưởng quốc phục Hoa hậu Chuyển giới

Sau gần 1 tháng phát động, cuộc thi tuyển chọn quốc phục cho đại diện Việt Nam tại Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế nhận được nhiều bản vẽ với rất nhiều ý tưởng khác nhau được lấy cảm hứng từ rất nhiều yếu tố khác nhau trong văn hóa và đời sống con người Việt Nam. 

hình ảnh

hình ảnh

Hai mẫu thiết kế lấy áo dài là cảm hứng và những yếu tố văn hóa gắn liền với người Việt 

Giữa một rừng các ý tưởng táo bạo, thiết kế trang phục dân tộc "Cầu Tõm" gây tranh cãi gắt gao trên mạng xã hội khi ban tổ chức cuộc thi đăng tải trên Fanpage của cuộc thi. Cùng xem qua thiết kế chi tiết của bộ trang phục này: 

hình ảnh

Bộ trang phục này được thiết kế kiểu chuyển động trên sân khấu, mô phỏng hình ảnh cầu tõm tại nhiều vùng sông nước 

Nói thêm về ý tưởng của thiết kế này, chủ nhân bản vẽ là Út Lành sinh năm 2004, cô cho hay bản thân mình muốn truyền tải một nét văn hoá rất riêng trong đời sống của người Việt Nam từ xa xưa đến nay: "Tôi biết ý tưởng này táo bạo nhưng 'Cầu Tõm' là một phần ký ức của những người dân sinh sống vùng quê, đặc biệt ở miền Tây. Chưa kể, 'Cầu Tõm' từng đi vào thơ ca ở khu vực Hà Nam Ninh (nay là Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định) và gắn liền với giai thoại '9 củ thành 10' vẫn lưu truyền đến ngày nay".

hình ảnh

Hình ảnh được Fanpage cuộc thi đăng tải

Thiết kế này khá sinh động khi mô phỏng khá chi tiết hình ảnh cầu tõm ở thôn quê. Khi trình diễn, người mặc tháo gỡ phần mô hình, để lộ bodysuit gợi cảm bên trong. Chủ nhân thiết kế này con mô tả chi tiết những chú cá ở phía dưới cầu tõm khiến dân mạng tranh cãi kịch liệt. Cầu xem qua một số ý kiến về bộ trang phục này trên mạng xã hội: 

- Truyền bá văn hoá gì chứ văn hoá "Cầu tõm" này thì theo mình là không nên một xíu nào. Kiểu thấy nó lạc hậu và hơi mất vệ sinh ý.

- Sợ các bạn trẻ thật.. đi ẻ cũng thành văn hoá của dân tộc, cái này gọi đúng hơn là kí ức của một số vùng miền... Tự nhiên nhắc tới Việt Nam là cái cầu cá tra để đi ẻ hả, rồi lúc Trân Đài trình diễn là ngồi chòm hỏm hay sao?


- Không phải ý tưởng nào cũng gọi là hay và thực hiện hoá được

hình ảnh

hình ảnh

Đông đảo khán giả bày tỏ bức xúc trước bản thiết kế này 

Theo dõi những ý kiến tranh cãi, nhiều ý kiến cho rằng ý tưởng này có phần phản cảm, khó trở thành trang phục dân tộc đi dự thi các cuộc thi nhan sắc quốc tế và không giúp Trân Đài tỏa sáng trong phần thi này. Nhiều khán giả nhanh chóng nhớ đến thiết kế trang phục 'Bàn thờ' được làm cho Hoàng Thùy từng gây xôn xao mạng xã hội. 

hình ảnh

Bộ trang phục Bàn Thờ gây sóng gió một thời 

Cùng xem qua một số mẫu thiết kế khá bắt mắt cho Trân Đài trong cuộc thi này:

hình ảnh

hình ảnh

hình ảnh

hình ảnh

hình ảnh

hình ảnh

Hàng loạt những ý tưởng trang phục dành cho đại diện Việt tại MIQ 2021.