Đợt dịch lần này lây lan nhanh và rộng quá, nguy hiểm thật các chị ạ. Bởi vậy mình tuyệt đối đừng chủ quan và thực hiện tốt nguyên tắc phòng dịch nha.

>>> Công điện hỏa tốc của Bộ Y tế: 8 điều quan trọng sau cách ly tập trung phải tuân thủ

hình ảnh


Ảnh: Phong tỏa BV K Trung ương sau khi phát hiện nhiều bệnh nhân và người nhà mắc dịch bệnh. Nguồn: Người Lao Động. 

Tính đến thời điểm hiện giờ có tới 10 bệnh viện lớn liên quan đến dịch bệnh, bao gồm:

- Bệnh viện K Trung ương.

- Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.

- Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên.

- Bệnh viện Phổi Lạng Sơn.

- Bệnh viện Quân Y 105.

hình ảnh


Ảnh: Bệnh viện Quân y 105. Nguồn: Người Lao Động. 

- Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.

- Bệnh viện Phong Da liễu Trung ương Quỳnh Lập.

- Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng.

- Bệnh viện Đa khoa Medlatec cơ sở Nghĩa Dũng.

- Bệnh viện Quân y 7A.

- Bệnh viện Hữu Nghị.

- Bệnh viện Bạch Mai.

hình ảnh


Ảnh: Bệnh viện Quân y 7A đã cấm trại 100% quân số tại đơn vị sau khi liên quan ca bệnh có kết quả test nhanh dương tính ở Campuchia. Nguồn: Bệnh viện Quân Y. 

Nhiều bệnh viện xuất hiện ca nhiễm như vậy nên em thấy trên trang VnExpress, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM – ông Tăng Chí Thượng đề nghị các bệnh viện phải thông báo và thống nhất với bệnh viện tuyến cuối về việc chuyển người bệnh đến trước khi chuyển tuyến, gửi các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn kể từ nay. Đồng thời, yêu cầu các bệnh viện cần hạn chế chuyển tuyến và chỉ chuyển bệnh nhân tới tuyến cuối khi có diễn biến nặng vượt quá năng lực. Lý do chính là để phòng ngừa dịch bệnh.

Được biết, theo quy định của Luật bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 thì điều kiện để chuyển tuyến điều trị đó là khi vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật, cơ sở khám chữa bệnh BHYT phải chuyển người bệnh kịp thời đến cơ sở khám chữa bệnh BHYT khác theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.

hình ảnh


Ảnh: Phun khử khuẩn trong và ngoài BV K cơ sở 3. Nguồn: Người Lao Động. 

Lưu ý:

* Về mặt thủ tục: Nếu chuyển tuyến điều trị, người tham gia BHYT phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám chữa bệnh. Khi khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia BHYT phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám chữa bệnh.

* Về mức hưởng:

Người có thẻ BHYT có Giấy chuyển tuyến được hưởng quyền lợi như tại bệnh viện đã đăng ký khám chữa bệnh BHYT, cụ thể:

- Người có thẻ BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở cơ sở khám chữa bệnh tuyến xã chuyển đến bệnh viện huyện, bao gồm bệnh viện huyện được xếp hạng I, II và bệnh viện y học cổ truyền tỉnh, trong trường hợp bệnh viện huyện không có khoa y học cổ truyền.

hình ảnh


Ảnh: Xét nghiệm dịch bệnh ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM. Nguồn: VnExpress. 

- Người có thẻ BHYT được bệnh viện tuyến huyện, bao gồm cả bệnh viện đã được xếp hạng I, hạng II và bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa, trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh chuyển tuyến đến trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh hoặc bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, viện chuyên khoa tuyến tỉnh cùng hạng hoặc hạng thấp hơn.

Mức hưởng sẽ thấp hơn nếu như người có thẻ BHYT tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến (ví dụ như đăng ký khám chữa bệnh BHYT tại bệnh viện thuộc tuyến huyện nhưng lại đi bệnh viện thuộc tuyến tỉnh mà không có Giấy chuyển tuyến), cụ thể:

- Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú.

- Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước.

- Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

hình ảnh


Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Đồng Nai và báo Thanh Hóa. 

Ngoài ra, Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các bệnh viện khẩn cấp thực hiện 4 tại chỗ trong bối cảnh nhiều bệnh viện trên cả nước bị cách ly y tế do dịch bệnh trong những ngày qua. Và khuyến cáo người dân nên đến cơ sở khám chữa bệnh BHYT đã đăng ký ban đầu để khám chữa bệnh, trước khi đến nên đăng ký trực tuyến, đặt lịch hẹn và không nên đến quá sớm trước lịch hẹn để tránh tụ tập đông người.

Luôn nhớ phải khai báo y tế điện tử, đó là công cụ đầu tiên để sàng lọc khi đến bệnh viện.

Một số chú ý cho cơ sở khám chữa bệnh:

- Phải sàng lọc, phân luồng và cách ly người bệnh ngay từ khi đến cổng, cửa tiếp đón.

- Hạn chế tối đa người nhà, người thân đến.

- Hạn chế nhập viện nội trú khi không thực sự cần thiết.

- Rà soát bố trí khoa, phòng khám chữa bệnh hợp lý.

- Không để người bệnh phải nằm ghép.

- Khoảng cách tối thiểu 2m giữa các giường bệnh.

- Bảo đảm thông khí tự nhiện trong buồng bệnh, khoa, phòng.

hình ảnh


Ảnh minh họa. Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai. 

- Định kỳ tổ chức xét nghiệm ngẫu nhiên cho nhân viên y tế ở các khoa, phòng nguy cơ cao. Đặc biệt xét nghiệm người bệnh ở một số khoa, phòng có nguy cơ cao, chẳng hạn như người bệnh ở khoa cấp cứu, khoa hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực và truyền nhiễm.

Cục trưởng Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê yêu cầu các bệnh viện cần coi bệnh nhân đều là F0 để áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Bệnh viện không chỉ đối phó với dịch bệnh mà cần đảm bảo công tác khám chữa bệnh hằng ngày cho bệnh nhân nên phải tuyệt đối đảm bảo an toàn, hiệu quả và chất lượng.

Mẹ nhớ chú ý nhé trong trường hợp cần thiết phải đi bệnh viện ở thời điểm này nhé.