Giờ cái gì cũng làm giả được cho nên mẹ phải đề phòng nha.

Mới đây, theo nguồn tin từ báo Tuổi trẻ, Phòng CSGT đường bộ và đường sắt thuộc Công an TP.HCM cảnh báo người dân, hiện nay có nhiều đối tượng lợi dụng vấn đề phạt nguội vi phạm giao thông để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác.

>>> CSGT mở đợt cao điểm kiểm soát dịp lễ 30/4 và 1/5: Tập trung ở các tuyến cao tốc, quốc lộ

hình ảnh


Ảnh: Phòng PC08 Công an TP.HCM ghi hình một phương tiện thông qua hệ thống camera. Nguồn: Báo Giao thông. 

Chiêu thức lừa đảo như sau: Các đối tượng sẽ dùng điện thoại di động gọi điện cho người dân, có thể giả danh là CSGT, cơ quan bưu điện… để thông báo về việc có biên lai phạt nguội về giao thông, để người nghe hoang mang và lo sợ rồi khai thác thông tin cá nhân của họ.

Các đối tượng này yêu cầu nạn nhân kê khai tài sản, tiền mặt hiện có và tiền gửi tiết kiệm trong các tài khoản ngân hàng để chuyển vào tài khoản định sẵn của đối tượng lừa đảo hoặc cung cấp mã OTP với vỏ bọc để xác minh, điều tra và xử lý phạt nguội. Ngoài ra, những kẻ này còn yêu cầu nạn nhân giữ bí mật với gia đình, kể cả nhân viên ngân hàng về mục đích chuyển tiền này.

Công an TP. HCM khuyến cáo người dân:

Tất cả trường hợp bị xử lý phạt nguội đều có thông báo vi phạm của cơ quan chức năng gửi đến chủ phương tiện hoặc người điều khiển thông qua đường bưu điện. Khi nhận được giấy báo này, theo đúng ngày hẹn, chủ xe hoặc người lái phải mang đủ giấy tờ cần thiết đến trụ sở Công an làm việc.

hình ảnh


Ảnh chụp biên bản vi phạm giao thông. Nguồn: Báo Nhân dân. 

Vì vậy, mẹ cần cảnh giác với loại tội phạm này nhé, mọi việc cần phải có bằng chứng giấy tờ rõ ràng chứ không thể chỉ giao dịch qua cuộc gọi điện thoại được. Mẹ tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân, lai lịch, CMND hoặc CCCD, số điện thoại cũng như thông tin tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng cho bất kỳ ai.

Về tội phạm lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản, theo quy định tại Điều 174 của Bộ luật hình sự hiện hành, có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm, hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể phải nộp tiền phạt từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Không chỉ vậy, người phạm tội còn có trách nhiệm trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho nạn nhân.

hình ảnh


Ảnh trái: Ảnh minh họa. Nguồn: Báo Nhân dân. Ảnh phải: Phòng CSGT TP.HCM cảnh báo về thủ đoạn thông báo "phạt nguội" để chiếm đoạt tài sản. Nguồn: VTC News. 

Mặc dù khung hình phạt đã có, người phạm tội có nghĩa vụ trả lại và bồi thường thiệt hại cho nạn nhân (nếu có), nhưng để lấy lại những gì đã mất không phải dễ và có khi mất thời gian rất lâu.

Thế nên, mẹ cứ phải cẩn trọng trước nha, phòng tránh vẫn tốt hơn các mẹ ạ.

Mẹ có thể dựa vào Hình ảnh phương tiện vi phạm gửi về nhà, hoặc tra cứu theo website bên dưới rồi chọn mục Tra cứu và chọn Vi phạm qua hình ảnh, mẹ nhập biển số xe cùng mã xác nhận rồi tìm kiếm.

hình ảnh

hình ảnhẢnh chụp màn hình. 

Nếu có kết quả nghĩa là mẹ phải tuân thủ theo yêu cầu đến đúng điểm hẹn và thời gian hẹn để thực hiện nghĩa vụ nộp phạt của mình.