Omicron là biến thể nCoV mới nhất đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

Em và chồng mới kết hôn được một thời gian, cả hai đang rất mong chờ có em bé. Vì tình dình dịch bệnh vẫn đang diễn biến rất phức tạp, em đã suy nghĩ rất nhiều và chuẩn bị kĩ càng cho quyết định sinh con. Tuy nhiên, “người tính không bằng trời tính”, sự xuất hiện của biến thể mới Omicron cùng mức độ nguy hiểm của nó đã khiến em và chồng vô cùng lo lắng, đặc biệt là trước thông tin phụ nữ mang thai nhiễm nCoV càng có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Những ngày qua em cũng đã tìm hiểu, tham khảo từ nhiều nguồn một số thông tin hữu ích về vấn đề này, xin phép chia sẻ cho các mẹ cùng đọc và tham khảo nhé.

Hiểu biết về biến thể Omicron

Omicron là biến thể nCoV mới nhất đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Báo cáo đầu tiên về Omicron cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là vào ngày 24 tháng 11 năm 2021. Chủng này được phát hiện ở Botswana vào ngày 11 tháng 11 năm 2021; và một lần nữa ở Nam Phi chỉ ba ngày sau đó.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới hiện đang tập trung vào biến thể mới Omicron; những nghiên cứu về SARS-Cov-2 đã làm sáng tỏ thêm về tác động của loại virus này đối với một số đối tượng trong cộng đồng.

Triệu chứng mẹ bầu nhiễm biến thể mới Omicron là gì?

Về cơ bản, các triệu chứng của Omicron giống như các triệu chứng của các biến thể nCoV khác. Cụ thể là: Sốt, ho, khó thở và các triệu chứng “giống cảm cúm” như mệt mỏi, đau đầu và đau cơ.

Các triệu chứng đường hô hấp trên (như đau họng) có thể gặp nhiều hơn với Omicron; và mất vị giác hoặc khứu giác xuất hiện ở tần suất ít hơn.

hình ảnh

Biến thể mới Omicron có ảnh hưởng đến thai kỳ không?

Kể từ khi nCoV xuất hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2019, các nhà khoa học đã nghiên cứu tác động của vi rút và các biến thể mới của nó đối với các nhóm dân số khác nhau, bao gồm cả những phụ nữ đang mang thai.

Bởi vì mẹ bầu đã bị suy giảm miễn dịch trong khi mang thai, nhiễm nCoV trong thai kỳ có thể gây nguy hiểm và thậm chí ảnh hưởng tính mạng. Nhìn chung, phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh nặng do vi rút hơn những người không mang thai.

hình ảnh

Ảnh mang tính minh họa. Nguồn hình: Sohu

nCoV có thể gây ra những biến chứng gì cho mẹ bầu?

Nguy cơ sinh non cao

Theo một báo cáo có chứa hướng dẫn cho nhân viên y tế tuyến đầu của Bộ Y tế Liên minh ở Ấn Độ, nhiễm trùng Covid-19 trong thai kỳ có thể làm tăng khả năng sinh non; cân nặng của em bé có thể dưới 2,5 kg; và trong một số trường hợp hiếm hoi, em bé có thể tử vong trước khi sinh.

 Nguy cơ thai lưu

Theo một báo cáo được công bố bởi CDC; phụ nữ mang thai với nCoV có nguy cơ thai lưu cao hơn so với những phụ nữ không bị nhiễm; và nguy cơ đó tăng gấp 4 lần sau khi biến thể delta xuất hiện.

 Nguy cơ bị tiền sản giật, và sản giật thai kỳ.

Tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ do huyết áp cao và các dấu hiệu tổn thương hệ thống cơ quan khác.

Sản giật là sự khởi phát mới của các cơn co giật; hoặc hôn mê ở thai phụ bị tiền sản giật.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cho biết, những phụ nữ bị nhiễm Covid-19 còn có khả năng bị băng huyết trước hoặc sau khi sinh.

Thai phụ nhiễm nCoV cần điều trị ra sao?

Tùy thuộc vào tình trạng nặng – nhẹ của triệu chứng, thai phụ nhiễm nCoV sẽ cần có các phương pháp điều trị khác nhau, bao gồm:

Những trường hợp cách ly tại nhà

Thai phụ là F0 (không có bệnh nền hoặc có bệnh nền đã điều trị ổn định, không béo phì), sau 7 ngày được điều trị tại các cơ sở y tế đã có kết quả xét nghiệm Realtime RT-PCR âm tính sẽ được cho về tự cách ly và điều trị tại nhà.

Những trường hợp dương tính nhưng có tải lượng virus thấp (giá trị CT>=30) cũng có thể đưa về nhà theo dõi điều trị bởi khả năng lây nhiễm với những người xung quanh rất thấp, đặc biệt là người đã tiêm vắc xin trước đó.

Thai phụ F0 sẽ được tiếp tục xét nghiệm RT-PCR tại nhà vào ngày thứ 14 và 21.

Khi được cách ly điều trị tại nhà, mẹ bầu cần lưu ý:

- Mang khẩu trang thường xuyên, trừ những lúc ăn uống, vệ sinh cá nhân. 

- Thay khẩu trang 2 lần/ngày, khử khuẩn bằng cồn trước khi loại bỏ khẩu trang.

- Thường xuyên khử khuẩn tay, các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo…  

- Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày, nhất là khi cảm thấy có dấu hiệu sốt. Nhiệt độ bình thường từ 36 – 37,5 độ C, sốt nhẹ từ 37 – 38 độ, sốt vừa 38 – 39 độ, sốt cao 39 – 40 độ, sốt quá cao trên 40 độ. Uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trên 38,5 độ C. Tham khảo thuốc theo chỉ định của bác  sỹ.

- Uống đủ nước: 40ml/kg cân nặng/ngày. Bù nước bằng nước điện giải Oresol. 

-  Khai báo y tế ít nhất 1 lần hoặc khi có triệu chứng bất thường qua ứng dụng “Khai báo y tế điện tử”.

- Có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước; tập thể dục tại chỗ, tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày (hít sâu thở từ từ). 

- Lưu số điện thoại của nhân viên y tế để liên hệ khi cần tư vấn, hỗ trợ.

Trường hợp nhập viện điều trị

Khi thai phụ có những biểu hiện dưới đây, người thân cần chuyển ngay thai phụ đến các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời:

- Dấu hiệu nặng: sốt trên 38,5 độ C, thở nhanh hơn 20 lần/phút, SpO2 (nồng độ bão hòa oxy trong máu) dưới 95%, đau tức ngực.

- Dấu hiệu cấp cứu: tím môi hoặc đầu chi, thở nhanh hơn 30 lần/phút, SpO2 dưới 93%, lừ đừ, li bì khó đánh thức.

Dù trong trường hợp nào thì các mẹ bầu cũng nên giữ cho mình tâm lý thoải mái, tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế để nhanh khỏi bệnh và tránh những ảnh hưởng tiêu cực tới thai nhi.

Biện pháp dự phòng tốt nhất là tiêm vaccine

Vắc xin nCoV được các tổ chức chăm sóc sức khỏe phụ nữ uy tín khuyến cáo nên tiêm cho phụ nữ trước khi mang thai; đang mang thai hoặc đang cho con bú. Các nghiên cứu y học ủng hộ sự an toàn; và tính bảo vệ của vắc xin đối với bà mẹ và trẻ sơ sinh thông qua các kháng thể của trẻ.

hình ảnh

Carol Winner -  chuyên gia sức khỏe cộng đồng cho biết: “Omicron có thể là biến thể nCoV mới, nhưng nó không phải là biến thể cuối cùng. Chúng ta đang biết rằng cách phòng thủ tốt nhất để chống lại biến thể mới Omicron là tiêm vắc xin nhiều lần cho mẹ bầu và các thành viên trong gia đình.”