Dạo này TPHCM đang trong những ngày nóng nực oi bức khó chịu thật sự đúng không bà con. Dù năm nào cũng có mùa hè nhưng cái nắng mới đúng là không dễ chịu gì. Trước kia mình cứ nghĩ nắng nóng thì chỉ gây mệt mỏi và làm đen da thôi, nhưng không phải đâu bà con ạ.

Điều đáng sợ nhất của nắng nóng chính là tia UV (tia cực tím). Tia này ảnh hưởng rất không tốt tới sức khỏe, đặc biệt là còn làm tăng nguy cơ gây ung thư nữa. 

Mình vừa lên báo VnExpress đọc còn thấy thông tin cảnh báo tia cực tím ở TPHCM đang ở mức 'cực đại'. Mọi người nên chú ý hơn trong sinh hoạt để không hại sức khỏe nhé. Cụ thể thông tin này mình chia sẻ lại ở bên dưới nhé.

Cụ thể nhiệt độ tại TP HCM trong những ngày qua trong khoảng 32-36 độ C. Ngoài đường phố, mức nhiệt còn cao hơn tầm 3 đến 4 độ do hiện tượng bức xạ cộng hưởng từ xe cộ, bê tông hóa.

Hiện nay, 2 trang thời tiết uy tín là Weather Online của Anh và AccuWeather của Mỹ dự báo chỉ số tia cực tím (UV) tại TP HCM từ nay đến hết kỳ nghỉ lễ 30/4 lên 13, tức là mức "cực đại".

Trong đó, trang Weather Online dự báo chỉ số UV tại Sài Gòn những ngày tới có thể lên tới 9-12 vào ban ngày; còn trang AccuWeather dự báo UV ở đây là 13. Mọi người nên biết đây là hai trang thời tiết rất uy tín hiện nay trên thế giới.

hình ảnh

Người dân trong thời tiết nắng nóng, ảnh: VNE

Vậy khi chỉ số tia cực tím cao như vậy thì điều gì sẽ xảy ra

Về mặt lý thuyết, chỉ số tia cực tím hay chỉ số UV là phép đo tiêu chuẩn quốc tế về độ mạnh của bức xạ cực tím từ mặt trời. Khi chỉ số UV càng cao, liều lượng bức xạ gây hại cho làn da và mắt của con người sẽ càng lớn hơn.

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, chỉ số UV ở mức từ 0-2 là thấp. Khi chỉ số UV nằm trong khoảng 7-10, làn da của chúng ta sẽ nhanh chóng bị ảnh hưởng và thậm chí là bị bỏng trong khoảng 30-60 phút. Với mức UV từ 11 trở lên được coi là 'cực kỳ cao' như dự báo ở TPHCM hiện tại.

Điều này sẽ rất nguy hiểm vì nó có nguy cơ làm da, mắt của con người bị bỏng nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng 15 phút mà không được bảo vệ bởi các vật dụng che chắn. Khi chỉ số này đạt 13, tức là mức cực đại thì mức độ nguy hiểm cũng sẽ tăng lên tương đương.

Vậy người dân nên làm gì để bảo vệ mình

Theo bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức: Bức xạ cực tím là thành phần trong ánh sáng mặt trời. Trong đó, tia cực tím A và B (UVA và UVB) có thể gây ra các tổn thương về DNA tế bào da. Còn với tia cực tím C thì có thể gây ung thư da, may mắn bị tầng ozone chặn lại hầu hết.

Như vậy, chỉ số tia cực tím càng cao thì nguy cơ gây tổn thương cơ thể con người cũng sẽ càng lớn. Các hậu quả có thể xảy ra như: Gây lão hóa da, ung thư da, tác động làm khởi phát và làm nặng hơn các bệnh có liên quan đến ánh sáng như lupus ban đỏ, viêm da cơ địa. Đặc biệt, tia cực tím còn làm tổn hại thị giác như gây ra tình trạng đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm.

Bác sĩ cảnh báo: Ảnh hưởng của tia cực tím đến da và mắt của con người sẽ tích lũy trong suốt cuộc đời theo cơ chế 'cộng dồn'.

Còn theo quan điểm của bác sĩ Phan Minh Đoàn, làm việc tại Khoa Thẩm mỹ da, Bệnh viện Da liễu TP HCM: Cường độ tia cực tím có thể thay đổi vào các ngày và các mùa. Đối với làn da, tia cực tím có thể gây hại vào bất cứ thời điểm nào trong năm.

hình ảnh

Tia cực tím, ảnh: AB

Tùy mức độ tiếp xúc và cường độ của tia cực tím mà làn da của con người có thể có các biểu hiện tổn thương khác nhau. Ví dụ ở mức độ nhẹ như tiết nhiều bã nhờn gây mụn trứng cá, nặng hơn là bỏng nắng, đỏ rát, nám da. Nghiêm trọng nhất có thể gây ung thư da hoặc nhiễm trùng da.

Đặc biệt là trẻ em làn da vốn non nớt và dễ tổn thương, trong khi các bé lại thường xuyên vui chơi, chạy nhảy ngoài trời nên nguy cơ mắc các bệnh về da do tác hại từ tia cực tím cao hơn nhiều lần so với người lớn.

EPA khuyến cáo, để hạn chế bị ảnh hưởng bởi tia cực tím, mọi người không nên ra đường từ 10h đến 16h hàng ngày bởi đây là thời điểm tia UV mạnh nhất. Nếu có việc bắt buộc phải ra ngoài trời nắng thì cần có các biện pháp bảo vệ kĩ càng như dùng kem chống nắng (có chỉ số SPF30+, thoa lại sau mỗi hai tiếng), dùng mũ, kính râm, ô, khẩu trang, găng tay, tất, quần áo sậm màu và trú dưới bóng râm.

Với trường hợp da bị cháy nắng, bỏng nắng thì hãy khắc phục bằng cách đắp vải lanh lạnh lên vùng da tổn thương và sử dụng các sản phẩm làm mát dịu da. Chú ý nếu không cải thiện phải đến gặp bác sĩ để điều trị.

Để chăm sóc da tốt hơn trong mùa nóng, mọi người cần chú ý đến vệ sinh hằng ngày. Ngoài ra cần sử dụng kem dưỡng ẩm để làn da phục hồi, không bị mất nước. Chọn dưỡng ẩm dạng lotion hoặc serum với làn da bình thường và dạng gel cho người có da dầu.