Tình hình con “cô vi” thời gian này đã có phần hạ nhiệt hơn trước, xã hội đang giảm giãn cách, bước đầu để người dân tập quen dần với việc “sống chung” cùng nCov.

Tuy nhiên để việc “sống chung” không bị ảnh hưởng thì cả xã hội phải có miễn dịch cộng đồng với virus nCov. Để làm được điều đó thì chẳng còn cách nào khác là chúng ta phải tiêm chủng đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ y tế.

Hiện nay vẫn còn rất nhiều người vì lo ngại những tác dụng phụ của vaccine nCov nên ngần ngại không tiêm chủng. Thật ra vắc xin nó không đáng sợ như những gì chúng ta nghĩ đâu. Cả thế giới họ tiêm được thì chẳng lý do gì chúng ta lại phải e dè cả.

Hoặc chúng ta có thể nhìn vào một đất nước như Hungary là 1 ví dụ điển hình. Thông tin đăng tải trên báo chí cho thấy dù ở giữa đại dịch mà họ vẫn hoạt động đá bóng với  sân vận động kín đặc khan giả. Tại sao họ làm được điều đó thì chúng ta có thể đọc tiếp thông tin bên dưới.

Hiện nay, dân số Hungary là 9,7 triệu người, thì có tới 5,6 triệu người đã tiêm xong cả 2 mũi vắc xin rồi. Ngoài ra Hungary cũng là nước đầu tiên tiêm nhắc lại mũi vaccine nCov thứ 3 cho người dân.

hình ảnh

Số ca nhiễm mới mỗi ngày ở Hungary. Nguồn: Internet

Đất nước này đưa ra thông báo về các thông số cụ thể liên quan tới từng loại vắc xin. Nhưng, so sánh này chỉ mang tính chất tương đối bởi các loại vắc xin được sử dụng cho những đối tượng khác nhau. Ví dụ, các nhân viên y tế, người cao tuổi, có vấn đề sức khỏe sử dụng vắc xin Pfizer. Ngoài ra, cũng có một số người có thể không qua khỏi vì các lý do khác ngoài vắc xin chẳng hạn.

Thực tế từ Hungary cho chúng ta thấy rằng: Vắc xin đạt hiệu quả cao vượt trội so với các nguy cơ từ tác dụng phụ.

hình ảnh

Tỷ lệ nhiễm nCov và số ca không qua khỏi sau khi tiêm vaccine ở Hungary. Nguồn: Internet

Một số những tác dụng phụ của các loại vắc xin nCov hiện nay

Tương tự như vậy, thì Mỹ cũng đưa ra những thông số lạc quan về tiêm chủng vắc xin nCov (ở Mỹ, người dân chủ yếu tiêm vắc xin Pfizer, Moderna sử dụng công nghệ mRNA đang được đánh giá cao nhất hiện nay).

hình ảnh

Số liệu về phản ứng phụ sau tiêm vaccine Pfizer. Nguồn: Internet

Theo đó, tỷ lệ sốc phản vệ sau tiêm của các loại vắc xin trên rất thấp (2-5 ca trên 1 triệu người). Với hơn 324 triệu liều vắc xin được tiêm trong 7 tháng, có 5.718 ca không qua khỏi (0,0018%). Đây là tổng số người ra đi sau tiêm vắc xin ngay cả khi không rõ liệu vắc xin có phải là nguyên nhân hay không nha mọi người.

Thử nghiệm lâm sàng trên 44.000 người tham gia, các phản ứng phụ hay gặp nhất là: Đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, ớn lạnh, đau khớp và sốt, tỷ lệ 10%. Những phản ứng này thường ở mức độ nhẹ hoặc trung bình và hết trong vài ngày sau khi tiêm, gặp nhiều ở người dưới 55 tuổi nha mọi người.

Tại Mỹ gần đây cũng ghi nhận tình trạng rất hiếm là viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim sau khi tiêm vắc xin mRNA (780 ca) hay gặp ở ngưới dưới 30 tuổi. Mỹ đang điều tra xem liệu có mối liên quan đến việc tiêm ngừa nCov hay không, chứ không phải đó là kết luận cuối cùng nha mọi người.

hình ảnh

Hungary là nước đầu tiên tiêm mũi nhắc lại vaccine ngừa nCov. Ảnh minh họa, nguồn: Internet

Vaccine AstraZeneca cũng là 1 loại được dùng phổ biến. Các phản ứng phụ hay của vaccine này là: Đau tại chỗ tiêm, nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ, khó chịu, sốt, ớn lạnh, đau khớp và buồn nôn, tỷ lệ 10%. Phần lớn các phản ứng có hại ở mức độ nhẹ đến trung bình, hay gặp ở người dưới 65 tuổi và thường hết trong vòng vài ngày sau khi tiêm, nên mọi người cũng yên tâm nhé.

hình ảnh

Số liệu về phản ứng phụ sau tiêm vaccine Astrazeneca. Nguồn: Internet

Một số rất ít người sau tiêm vắc xin AstraZeneca có hiện tượng xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối. Tỷ lệ là 3 ca trên 100.000 người dưới 60 tuổi. Trong khi đó, tỷ lệ này ở những người từ 60 tuổi trở lên là chưa tới 2 ca trên 100.000 người, vì vậy mọi người cũng yên tâm nha.

hình ảnh

Số liệu về nguy cơ phản ứng phụ nghiêm trọng của vaccine Astrazeneca so với các rủi ro khác. Nguồn: Internet

Trong khi đó, vắc xin Sputnik V có các tác dụng phổ biến giống các loại vắc xin nCov khác như: Đau đầu, mệt mỏi, phản ứng tại chỗ tiêm. Trong hơn 16.400 người tham gia tiêm vắc xin có 45 người gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng như huyết khối, đột quỵ, tăng huyết áp. Tuy nhiên, Ủy ban giám sát dữ liệu độc lập xác nhận không có trường hợp nào trong số này được coi có liên quan đến vắc xin.

Với vaccine Sinopharm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xem xét dữ liệu an toàn từ hơn 16.000 người tham gia tiêm thì hầu hết là nam giới từ 18 đến 59 tuổi.

Dựa trên những số liệu đó, chúng ta thấy rằng các tác dụng phụ phổ biến nhất của các loại vắc xin nCov là nhức đầu, mệt mỏi, đau tại chỗ tiêm.

Vaccine nCov là công cụ hiệu quả trong việc chống dịch ở Hungary

Cụ thể theo thông tin báo chí đăng tải thì dù trong lúc đại djch nCov trong tình thế nước sôi lửa bỏng thì Hungary vẫn chơi bóng thăng hoa bất ngờ trước các “ông lớn” khác như Đức, Pháp, Bồ Đào Nha mà không lo sợ “cô vít”.

Những trận đấu luôn rất đặc biệt khi sân vận động Puskas Arena (Budapest) kín khán giả trong khi hầu hết các sân cỏ tại châu Âu mới chỉ cho phép 30% chỗ ngồi trên sân có khán giả.

Một ngoại lệ hiếm hoi để tạo ra những điều trên của Hungary chính là nhờ tỷ lệ ca nhiễm mới và ca không qua khỏi thấp. Đất nước này cũng khác biệt khi tiêm tới 5 loại vắc xin nCov khác nhau và 57% dân số đã tiêm đủ 2 mũi.

Từ giữa tháng 6 tới nay, số ca không qua khỏi của Hungary thường ở dưới con số 20 mà thôi. Số ca nhiễm mỗi ngày trong thời gian gần đây cũng chỉ dưới 1.000 người. Đặc biệt vào thời gian diễn ra Euro, số ca nhiễm thường chỉ dưới 100 người.

Đây là một thành công lớn khi mà có thời điểm “vô vi” bùng phát, số ca nhiễm mỗi ngày của Hungary có khi lên tới 11.000 người, số ca không qua khỏi là trên 300 người.

Thông tin trên mình tìm hiểu được trên báo, thấy nó rất hay nên chia sẻ lại để mọi người biết. Với tình trạng hiện nay còn nhiều người quan niệm e ngại vắc xin chưa dám tiêm thì cứ yên tâm mạnh dạn đăng ký tiêm, chắc chắn so với việc nhiễm nCov khi chưa tiêm vaccine và chiến đấu với chúng thì tiêm vaccine ngay từ đầu sẽ tốt hơn nhiều.

Nguồn tổng hợp